Multimedia Đọc Báo in

Trao tặng 30 máy tính và 2.000 đầu sách cho trường học tại xã Ea H’đing

19:56, 27/09/2023

Sáng 27/9, Huyện Đoàn Cư M’gar phối hợp với Hội Nữ doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột, Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới tại Việt Nam (JCI Việt Nam) tổ chức Chương trình trao tặng máy tính và sách thư viện cho Trường Tiểu học Y Jút, xã Ea H’đing.

Chương trình đã trao 30 máy tính xách tay và 2.000 đầu sách cho thư viện của trường (gồm: sách bậc tiểu học, sách giáo khoa, sách hướng dẫn dạy học, truyện tranh) với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.

Trường Tiểu học Y Jút có 672 học sinh, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 70%. Việc trường được tặng máy tính và các đầu sách sẽ giúp cho các em học sinh có điều kiện được tiếp cận với chương trình tin học, công nghệ thông tin và nâng cao văn hóa đọc. Qua đó, tiếp thêm động lực để các em ngày càng cố gắng học tập, vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.

Đại diện Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới tại Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng máy tính và sách cho Trường Tiểu học Y Jút.
Đại diện Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới tại Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng máy tính và sách cho Trường Tiểu học Y Jút.

Cùng với hoạt động trao tặng máy tính và đầu sách cho Trường Tiểu học Y Jút, JCI Việt Nam còn tổ chức Chương trình “Trung thu cho em” và tặng 400 phần quà cho các em thiếu nhi tại buôn Đrao, xã Cư Dliê M’nông.

Các em học sinh Trường Tiểu học Y Jút hào hứng đọc những cuốn sách mới được tặng.
Các em học sinh Trường Tiểu học Y Jút hào hứng đọc những cuốn sách mới được tặng.

Được biết, trước đó JCI Việt Nam cũng đã trao tặng 600 bộ đồ chơi cho các trường mầm non trên địa bàn huyện Lắk; 300 bộ bàn ghế học sinh tại 2 huyện Ea Súp và Krông Bông, với trị giá hơn 700 triệu đồng.

Trong thời gian tới, JCI tại Việt Nam sẽ tiếp tục khảo sát tại các trường học vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh để máy tính và sách.

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.