Multimedia Đọc Báo in

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực miền Trung và Tây Nguyên

18:17, 19/10/2023

Sáng 19/10 đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên do Trung Tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Khánh Hòa tổ chức.  

38 công ty, đơn vị của 7 tỉnh: Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Đắk Nông, Gia Lai và Đắk Lắk tham gia phiên giao dịch việc làm trực tuyến có nhu cầu tuyển dụng hơn 5.005 vị trí việc làm, chủ yếu là lao động phổ thông (3.248 người). Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 2 doanh nghiệp tham gia là Công ty TNHH Ô tô MG Tây Nguyên và Cốm Beaty & Spa tuyển 33 lao động.

Tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến, các doanh nghiệp và người lao động đã kết nối, tìm hiểu thông tin, nhu cầu tuyển dụng. Trong số 19 lao động của tỉnh Đắk Lắk tham gia phiên giao dịch trực tuyến có 11 lao động phỏng vấn, và đã có 4 lao động được hẹn trực tiếp đến doanh nghiệp.

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk.

Phiên giao dịch việc làm kết nối các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, đào tạo nghề, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực tập cho người lao động, học viên, sinh viên, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Riêng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk, từ đầu năm 2023 đến nay đã chủ trì tổ chức 1 phiên giao dịch việc làm  chuyên đề, 1 hội chợ hội việc làm tại Trung tâm, 40 phiên giao dịch việc làm lưu động và 4 ngày hội việc làm... Ngoài các hoạt động thường xuyên, Trung tâm còn tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người thi hành xong án phạt tù… tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

 Hồng Thắm


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.