Multimedia Đọc Báo in

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

08:18, 13/12/2023

Phải khẳng định rằng, chính sách hỗ trợ theo Quyết định 42 là chính sách nhân văn, thiết thực. Tuy nhiên, từ những vấn đề bất cập phát sinh trên thực tế, các cơ quan ban hành, hướng dẫn thực thi chính sách cần có những giải pháp bổ sung, sửa đổi để chính sách này đạt mục đích, hiệu quả lớn hơn.

Theo kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp (DN), liên quan đến công tác hỗ trợ chi phí đào tạo theo Quyết định 42, các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương cần xem xét, nới lỏng thủ tục thanh quyết toán theo hướng đơn giản hơn để các đơn vị tự đào tạo nội bộ có đủ điều kiện được hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền lợi cho đơn vị sử dụng lao động dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.

Trước những vướng mắc hiện nay, kiến nghị được cơ quan chức năng của tỉnh đưa ra là Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi và hướng dẫn để các DN nhà nước hoạt động theo mô hình công ty cổ phần được hưởng chính sách về hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn để phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 42 tại một đơn vị thụ hưởng. 

Bên cạnh đó, nội dung của Quyết định 42 đã được điều chỉnh, sửa đổi năm 2015, tuy nhiên, các ngành chức năng chưa cập nhật, thực hiện đồng bộ. Vì vậy, cơ quan giám sát thực hiện chính sách đã kiến nghị: UBND tỉnh cần tiếp tục giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, đánh giá, xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành, tổ chức, đơn vị, địa phương để giao tiếp tục thực hiện đúng theo các quy định hiện hành; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS đến nhân dân và các đối tượng thụ hưởng chính sách để thực hiện hiệu quả, qua đó tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người dân, lao động vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Qua đợt giám sát tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định 42 tại các sở, ngành và đơn vị thụ hưởng vào tháng 11/2023 vừa qua, ông Lê Văn Cường, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị công đoàn các cấp cần thực hiện tốt chức năng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là lao động người DTTS. Đối với các DN, cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nội dung hỗ trợ đối với người lao động theo quy định. Trong đó, quan tâm nhiều hơn đối với việc thu hút, sử dụng ổn định, lâu dài lao động là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Minh Thùy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.