Multimedia Đọc Báo in

14 thiết bị đoạt giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024

12:20, 26/04/2024

Sáng 26/4, tại Trường Cao đẳng Đắk Lắk, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

Hội thi được tổ chức từ ngày 22/4, với sự tham gia của 22 nhóm thí sinh đến từ 7 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các thí sinh đã thực hiện 22 thiết bị, mô hình, phần mềm theo hai phần thi: Thuyết trình về thiết bị đào tạo; Giới thiệu, vận hành mô hình thực tế.

Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Quang Thuân
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Quang Thuân trao giải cho hai nhóm tác giả đoạt giải Nhất.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các thiết bị đào tạo tự làm đã được chuẩn bị chu đáo, thể hiện được mục đích, yêu cầu của hội thi; khai thác tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhà giáo của các cơ sở giáo dục. Trong đó, có nhiều thiết bị có tính ứng dụng cao; đáp ứng tính khoa học, kỹ thuật và sáng tạo; tính sư phạm…

Đại diện Ban tổ chức trao giải
Đại diện Ban tổ chức trao giải Nhì cho đại diện nhóm tác giả đoạt giải.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải cho 14 nhóm tác giả, gồm: 2 giải Nhất (Phần mềm quản lý văn bản S-Office của nhóm tác giả đến từ Trường Trung cấp Đắk Lắk; Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô của nhóm tác giả đến từ Trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam), 2 giải Nhì, 4 giải Ba, 6 giải Khuyến khích.

Ban tổ chức cũng trao Giấy khen cho 2 tập thể có nhiều đóng góp tại Hội thi
Đại diện Ban tổ chức trao Giấy khen cho 2 tập thể có nhiều đóng góp tại hội thi.

Ban tổ chức cũng trao Giấy khen cho 2 tập thể có nhiều đóng góp tại hội thi là: Phòng Lao động, Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) và Trường Cao đẳng Đắk Lắk.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.