Multimedia Đọc Báo in

Trên 8,7 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số khó khăn

14:30, 19/04/2024

Triển khai từ tháng 2/2021 đến nay, đợt thi đua đặc biệt “100 hoạt động/phần việc hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo” của Hội LHPN tỉnh đã thực hiện 814 hoạt động, phần việc với tổng trị giá trên 8,7 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả đó, các cấp hội đã tranh thủ khai thác các nguồn lực để hỗ trợ đồng bộ các giải pháp như tập huấn kiến thức sản xuất, chăn nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn, tổ chức đào tạo nghề, thành lập các nhóm nghề, tổ liên kết, hỗ trợ chị em tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Hội LHPN  xã Đắk Phơi tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm đồng thời tổ chức trao mô hình Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm cho một hội hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại buôn Pai Ar
Hội LHPN xã Đắk Phơi, huyện Lắk trao vốn thực hiện mô hình sinh kế cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Từ cách làm này, nhiều mô hình mới, hay đã được triển khai hiệu quả cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số như: Tổ hợp tác dệt thổ cẩm; các mô hình du lịch cộng đồng, trồng xen canh cà phê với các loại cây ăn trái; cải tạo vườn tạp để trồng rau, chăn nuôi bò, heo, dê sinh sản, kinh doanh tạp hóa…

Cùng với những mô hình được triển khai, các cấp Hội Phụ nữ cũng đã quan tâm công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình trong thoát nghèo và phát triển kinh tế giỏi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các gương phụ nữ dân tộc thiểu số chủ động xin viết đơn ra khỏi hộ nghèo… qua đó khơi dậy ý chí vượt khó, động viên phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và hội viên phụ nữ trên địa bàn nói chung cùng nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

Vân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.