Multimedia Đọc Báo in

Bàn giao 42 mô hình nuôi bò sinh sản cho người dân khu vực biên giới

22:38, 31/12/2022

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 (Quân khu 5) vừa phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các Đồn Biên phòng tổ chức bàn giao mô hình chăn nuôi bò sinh sản cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các xã Ia Lốp và Ia R’vê, huyện Ea Súp.

Dịp này, có 42 mô hình chăn nuôi bò sinh sản thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã được bàn giao cho 21 hộ dân xã Ia Lốp và 21 hộ dân xã Ia R’vê với tổng kinh phí 1 tỉ đồng. Trong đó, mỗi hộ dân được hỗ trợ 1 cặp bò trị giá gần 19 triệu đồng; chi phí còn lại phục vụ công tác quản lý duy trì dự án, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ thuốc thú y phòng ngừa dịch bệnh…

Đại diện các đơn vị, địa phương bàn giao mô hình nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo.
Đại diện các đơn vị, địa phương bàn giao mô hình nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo.

Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đặc biệt khó khăn; tìm ra giải pháp hiệu quả giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng dự án vươn lên thoát và giảm nghèo bền vững.

Thành lập năm 2015, đến nay, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 thường xuyên quan tâm phối hợp với cấp ủy, chính quyền thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển sản xuất, giúp dân xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn các xã Ia Lốp và Ia R’vê.

Đến nay, đơn vị đã triển khai xây dựng và sửa chữa 51 căn nhà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có cảnh đặc biệt khó khăn; kịp thời phối hợp với địa phương, các đơn vị trên địa bàn, hỗ trợ giúp đỡ các trường hợp khó khăn, khẩn cấp bị ảnh hưởng thiên tai, hỏa hoạn.

Bằng các nguồn vốn dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, đơn vị đã bàn giao 156 mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi heo lai, vịt trời và trồng cây ăn quả cho các hộ gia đình khó khăn. Các mô hình bước đầu đã phát huy hiệu quả; hiện nay có 23 hộ gia đình đã thoát nghèo.

Quỳnh Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.