Multimedia Đọc Báo in

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã năm 2023

15:46, 25/09/2023

Sáng 25/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức Khai mạc Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 181 học viên là chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Tập huấn Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã năm 2022
Tập huấn cán bộ Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Trong 5 ngày (từ 25 – 29/9), các học viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức về các nội dung: công tác quân sự (hướng dẫn thực hiện công tác dân quân tự vệ; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động phối hợp của dân quân tự vệ; phương pháp thu thập, tổng hợp, báo cáo tin; thống nhất soạn thảo văn kiện diễn tập cấp xã, phường, thị trấn trong khu vực phòng thủ và hướng dẫn soạn thảo văn kiện chỉ đạo bắn đạn hơi, thuốc nổ trong diễn tập chiến thuật);

Công tác Đảng và chính trị (một số vấn đề về nâng cao kỹ năng công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của lực lượng vũ trang trong tình hình hiện nay; một số vấn đề về nâng cao kỹ năng đấu tranh trên không gian mạng trong lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn hiện nay); công tác hậu cần (công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe dân quân tự vệ, biện pháp phòng chống dịch bệnh); kiểm tra bắn đạn thật bằng súng ngắn k54.

Các đại biểu, học viên tham dự lễ khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Đại tá Lê Mỹ Danh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đề nghị các học viên tham dự lớp bồi dưỡng tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm, tiếp thu đầy đủ các nội dung được truyền đạt, từ đó về cơ quan, đơn vị làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương nói chung, công tác dân quân tự vệ nói riêng đạt kết quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Anh Dũng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.