Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục quy hoạch và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn Tây Nguyên theo 4 vùng lưu vực

09:11, 27/02/2014

Bộ NN-PTNT đang tập trung chỉ đạo quy hoạch và phát triển hệ thống thủy lợi trên địa bàn Tây Nguyên theo 4 vùng lưu vực: sông Sê San, Sêrêpôk, Đồng Nai và sông Ba.

Đập thủy lợi Ea Dông (Cư M'gar) sẽ được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cả vùng phí Bắc huyện Buôn Đôn
Đập thủy lợi Ea Dông (Cư M'gar) sẽ được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cả vùng phía Bắc huyện Buôn Đôn

Trên những lưu vực này, các tỉnh Tây Nguyên sẽ nâng cấp 756 công trình thủy lợi để bảo đảm nước tưới cho hơn 81.000 ha cây trồng. Theo đó, sẽ xây dựng mới 1.614 công trình thủy lợi vừa và nhỏ nhằm giải quyết nhu cầu nước tưới cho gần 309.000 ha còn lại.

Với quy hoạch trên, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 79.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) đáp ứng khoảng 80-85%, còn lại là vốn tín dụng, doanh nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các lòng hồ, đập...
Ngoài việc cung cấp nước tưới, các lòng hồ, đập thủy lợi là nơi nuôi trồng thủy sản lý tưởng để tăng thu nhập kinh tế cho ngân sách địa phương

Được biết, hiện nay toàn vùng Tây Nguyên có 2.261 công trình thủy lợi với diện tích tưới thiết kế gần 269.000 ha, tuy nhiên trên thực tế diện tích cây trồng bảo đảm nước tưới chỉ đạt 202.000 ha, còn lại gần 200.000 ha cây trồng các loại trên toàn vùng chưa được đáp ứng nhu cầu nước tưới.

Đ.Đ       
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.