Multimedia Đọc Báo in

Sơ kết Chương trình phối hợp chỉ đạo hoạt động công đoàn giữa Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh Tây Nguyên

08:24, 13/09/2010

Vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp chỉ đạo hoạt động công đoàn giữa Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Liên đoàn Lao động các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2008-2010. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đại diện LĐLĐ các tỉnh Tây Nguyên, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, Công đoàn Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã tham dự.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá về Chương trình phối hợp giữa Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với LĐLĐ các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua. Báo cáo đã chỉ rõ vị trí đặc biệt của các tỉnh Tây Nguyên trong chương trình phối hợp hoạt động, những kết quả, ưu điểm của chương trình phối hợp hoạt động và hạn chế, yếu kém. Các ý kiến phát biểu của đại biểu tại Hội nghị đều mong muốn cần phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, đề nghị Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sớm tổ chức ký kết chương trình ký phối hợp cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Đặng Ngọc Tùng đã biểu dương những kết quả đã đạt được của Chương trình phối hợp. Đồng thời đề nghị giữa Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và LĐLĐ các tỉnh cần có thông tin hai chiều  trao đổi phối hợp chỉ đạo cũng như thực hiện các nhiệm vụ chung vì sự phát triển của doanh nghiệp, đơn vị, quyền lợi ích hợp pháp của người lao động; mỗi cán bộ công đoàn cần phát huy hết khả năng của mình để tự khẳng định là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động….

 

Nguyễn Hà

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.