Multimedia Đọc Báo in

Trao giải và triển lãm tranh biếm họa về rượu, bia và tai nạn giao thông

19:09, 12/09/2010

Sáng 11-9, tại Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Công an tỉnh đã tổ chức trao giải và triển lãm tranh biếm họa về rượu, bia và tai nạn giao thông. Đến dự, có đồng chí Lữ Ngọc Cư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, ngành hữu quan và đông đảo thí sinh dự thi.

Các đại biểu tham dự lễ trao giải và triển lãm tranh

Sau gần 2 tháng phát động, đã có 91 tranh của 48 tác giả tham gia dự thi. Các bức tranh có sự đa dạng về ý tưởng và hình thức thể hiện, có tác dụng mang lại những tiếng cười công kích, đả phá thói hư, tật xấu, tác hại việc lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 3 giải B, 5 giải C và 9 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra, 13 thí sinh có tác phẩm đẹp cũng được tuyên dương tại buổi trao giải.

 

Đồng chí Lữ Ngọc Cư, Chủ tịch UBND tỉnh trao giải cho các tác phẩm xuất sắc nhất

Đây là lần đầu tiên cụôc thi vẽ tranh tuyên truyền an toàn giao thông do Công an tỉnh tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của nhân dân để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông. 

Ngay khi lễ trao giải kết thúc, Ban tổ chức đã triển lãm những hình ảnh về một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do uống rượu, bia gây ra. Thời gian triển lãm 5 ngày tại Nhà Văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh, sau đó lần lượt tổ chức ở trung tâm văn hóa các huyện, thị xã, bến xe, trường học, công sở…

Đồng chí Lữ Ngọc Cư và các đại biểu đang xem những tác phẩm tranh đoạt giải trong cuộc thi

Đông đảo độc giả đến xem tranh tại triển lãm


Bức tranh biếm họa đạt giải B của tác giả Trịnh Khắc Tiệp

Hình ảnh các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng được trưng bày tại Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi tỉnh

Mai Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.