Multimedia Đọc Báo in

Nguồn cung thực phẩm cho Tết Quý Tỵ sẽ không biến động lớn

16:29, 13/12/2012

Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, về cơ bản, các mặt hàng nông sản thực phẩm nước ta đáp ứng được nhu cầu Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn cung ổn định, Nhà nước vẫn cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho sản xuất.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Bộ NN-PTNT cho biết sẽ không có sự thiếu hụt nguồn cung hàng nông sản thực phẩm phục vụ dịp Tết, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể: về rau xanh, tổng diện tích gieo trồng rau các loại năm 2012 của cả nước đạt 810.000ha, sản lượng 13,5 triệu tấn, tăng 1,6% về diện tích và 1,9% về sản lượng so với năm 2011. Trong đó, thống kê đến ngày 30-11, toàn miền Bắc có 400.000ha rau màu. Trước đó, Chính phủ cũng đã hỗ trợ các địa phương 59 tấn hạt giống rau để khắc phục hậu quả do bão số 8. Về thực phẩm, tổng đàn heo của cả nước đạt 26,8 triệu tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2011 nhưng sản lượng thịt sản xuất vẫn tăng nhẹ. Dự báo tổng sản lượng thịt các loại cả năm 2012 đạt 4,3 triệu tấn, tăng 3,8% so với năm 2011; trứng gia cầm đạt 7,5 triệu quả, tăng 9%. Riêng Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam đã chuẩn bị nguồn hàng cung cấp cho thị trường Tết, bao gồm thịt gà 470 tấn, trứng gà 450.000 quả, thịt lợn 630 tấn, thịt bò 280 tấn, sữa tươi 2.700 tấn… Hiện giá thịt đang tăng trở lại so với hồi tháng 10. Cụ thể, giá thịt lợn ở miền Bắc đạt 43.000 - 45.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), ở miền Nam 41.000 - 42.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng/kg). Đây là tín hiệu vui để người chăn nuôi tái đàn, dự báo trong dịp Tết, giá thực phẩm sẽ không có biến động lớn, có thể tăng 5 - 8%.

Nguồn kinhtenongthon.com.vn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.