Multimedia Đọc Báo in

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chế biến nông sản

14:40, 04/08/2016
Ngày 3-8, Sở NN-PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả trong hoạt động chế biến, thương mại nông, lâm sản 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2016.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị
 
Từ đầu năm đến nay, các cơ sở chế biến nông, lâm sản hoạt động tương đối ổn định, tuy nhiên, một số sản phẩm chủ yếu mới qua sơ chế, phần lớn sản phẩm bán ở dạng thô. Cụ thể, sản lượng chế biến cà phê nhân đạt 200.000 tấn (tương đương 43,2% kế hoạch năm 2016), cà phê bột gần 11.000 tấn (43,7%), đường 26.380 tấn (gần 59%), tinh bột sắn 90.031 tấn (60%), gỗ dăm 14.600 tấn (77%). Đến nay, giá trị xuất khẩu nông, lâm sản đạt 270 triệu USD (tương đương gần 40% kế hoạch), trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu như tiêu, điều, sắn giảm về khối lượng và giá trị do ảnh hưởng giá cả thị trường thế giới; cà phê nhân, cao su và ong mật tăng về lượng nhưng giảm về giá trị. Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác xúc tiến tương mại cho các cơ sở chế biến nông, lâm sản; phối hợp với các tổ chức tín dụng để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay mở rộng sản xuất kinh doanh, phấn đấu giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản đạt 410 triệu USD.
 
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu khai mạc hội nghị
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu tại hội nghị
 
Các đại biểu đã thảo luận chia sẻ về những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, nhất là vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh; quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến nông sản chưa hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thiếu đồng bộ; chất lượng sản phẩm chưa cao và thị trường tiêu thụ thiếu ổn định…
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.