Multimedia Đọc Báo in

Người Lào vui đón Tết truyền thống Bunpimay

18:56, 15/04/2017
Ngày 15-4, tại xã Krông Na, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào đã phối hợp với Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Buôn Đôn tổ chức Tết Bunpimay cho cộng đồng người Lào đang cư trú trên địa bàn. 

Bà con người Lào tiến hành các nghi thức trước khi hành lễ.

 
Đến dự và chia vui với bà con có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương và đông đảo đồng bào các dân tộc xã Krông Na. 
 

Các nhà sư cử hành nghi lễ tắm Phật.

 
Trong không khí thắm tình đoàn kết, hữu nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất đến bà con Lào đang cư trú, sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 

Các đại biểu buộc chỉ tay với ý nghĩa cầu chúc may mắn trong năm mới.

 
Đồng chí khẳng định việc tổ chức Tết truyền thống Bunpimay hằng năm cho bà con không chỉ thể hiện sự tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân các bộ tộc Lào mà còn góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống  giữa nhân dân hai nước . 
 

Nghi thức té nước không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của người Lào.

 
Đây cũng là hoạt động nhằm bảo tồn, bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 
 

Các cô gái Lào duyên dáng biểu diễn điệu múa Lăm vông.

 
Hiện xã Krông Na có 250 khẩu là người Việt gốc Lào. Hằng năm chính quyền địa phương tổ chức Tết Bunpimay cho bà con từ ngày 13 đến 16-4 Dương lịch theo đúng các nghi thức truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào, gồm các nghi lễ: tắm Phật, đắp tháp cát, thả hoa đăng, buộc chỉ tay, té nước…
 
Đăng Triều
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.