Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Vi phạm trật tự đất đai - xây dựng có chiều hướng gia tăng

15:58, 09/05/2018

Theo UBND TP. Buôn Ma Thuột, tháng 4-2018, qua kiểm tra, lực lượng chức năng của thành phố đã phát hiện, xử lý 45 trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng. So với 3 tháng đầu năm 2018, số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, đất đai trong tháng 4 tăng tới 28 trường hợp. 

Trong đó có 23 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp phù hợp quy hoạch đất ở, 14 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp không phù hợp quy hoạch đất ở, 8 trường hợp xây dựng không phép và sai phép; đã xử phạt vi phạm hành chính 30 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng số tiền phạt 44 triệu đồng và 8 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng với tổng số tiền 180 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ 5 công trình vi phạm; ngoài ra, chủ công trình đã tự giác khắc phục hậu quả 7 công trình vi phạm. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lũy kế đến hết tháng 4, thành phố đã xử lý 62 trường hợp vi phạm, trong đó 10 trường hợp tại xã Hòa Khánh, Ea Tu, phường Khánh Xuân, Tân Lợi, Tân An, Thành Công tự giác khắc phục hậu quả; 6 trường hợp ở phường Tân Lập và xã Ea Tu bị cưỡng chế. Hiện nay, vẫn còn 47 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp đã xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa khắc phục hậu quả.

Từ đầu năm đến nay, Tổ  945 (kiểm tra việc thi hành pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đất đai) đã kiểm tra tại 9 xã, phường, ngoài số trường hợp vi phạm được UBND các xã, phường báo cáo, Tổ kiểm tra còn phát hiện thêm nhiều trường hợp vi phạm trật tự xây dựng – đất đai nhưng UBND xã, phường chưa xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Do đó, UBND thành phố đã ban hành văn bản phê bình Chủ tịch UBND xã Cư Êbur và phường Khánh Xuân trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm nhưng không kịp thời kiểm tra, xử lý, ngăn chặn.

Lê Hương

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.