Multimedia Đọc Báo in

Dịch vụ môi trường rừng góp phần đắc lực vào việc bảo vệ rừng

21:14, 26/10/2018

Chiều 26-10, Sở NN-PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm (2013 - 2017) thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng tới dự và chỉ đaọ hội nghị.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 229 nghìn héc-ta rừng thuộc quản lý của 170 chủ rừng là tổ chức, nhóm hộ, cộng đồng, cá nhân được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Trong giai đoạn từ 2013 - 2017, tổng nguồn thu từ DVMTR trên địa bàn tỉnh là 276,4 tỷ đồng (nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện chiếm 99,4%, nguồn thu từ các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch 0,6%); đã giải ngân được 236,1 tỷ đồng (đạt 87,2 kế hoạch).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại hội nghị

Trong những năm qua, việc thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ trên địa bàn tỉnh, tạo nguồn thu cho chủ rừng và các hộ dân nhận khoán rừng. Cụ thể, nguồn thu từ DVMTR đã góp phần không nhỏ trong việc giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước trong đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, chỉ tính riêng trong năm 2017, nguồn thu từ DVMTR chiếm 37,9% tổng kinh phí đầu tư cho quản lý bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.  Cũng nhờ nguồn thu từ DVMTR, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã giao khoán cho hơn 5.400 hộ dân, 11 cộng đồng (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng) góp phần tạo nguồn thu nhập, nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đồng thời bổ sung lực lượng cho các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tuy nhiên theo đánh giá của các đại biểu tham dự Hội nghị, việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh vẫn những hạn chế như: cơ sở dữ liệu về diện tích rừng, hiện trạng rừng của chủ rừng và các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, chưa đồng bộ gây khó khăn cho công tác xây dựng bản đồ; một số diện tích rừng được chi trả DVMTR nhưng vẫn bị phá, lấn chiếm trái phép; một số nhà máy vẫn còn nợ tiền DVMTR; một số chủ rừng còn chậm lập phương án quản lý bảo vệ rừng và chi trả DVMTR...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đồng thời lưu ý các ngành chức năng, chủ rừng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR; tăng cường công tác kiểm tra chất lượng rừng cung ứng DVMTR; kiểm tra, kiểm soát việc kê khai quyết toán tiền chi trả DVMTR của các đối tượng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh; thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến rừng trong các lưu vực chi trả DVMTR, xử lý nghiêm các đơn vị được nhận được chi trả tiền như để rừng bị tác động; xử lý các đơn vị sử dụng DVMTR nhưng chậm hoặc không nộp tiền theo quy định…

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.