Multimedia Đọc Báo in

Doanh nghiệp Hàn Quốc thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á

22:07, 19/11/2019

Trong chương trình đi thăm và tìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư tại Đắk Lắk, chiều ngày 19-11, Đoàn công tác của Hiệp hội ngành công nghiệp gốc tỉnh JeonBuk (Hàn Quốc) đã đến tham quan và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Công ty Cổ phần thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột).

Trong chuyến đến thăm này, phía Hàn Quốc có gần 10 doanh nghiệp ở các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, sản xuất xe ô tô... Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham quan, tham khảo thiết bị và tìm hiểu về dây chuyền, công nghệ sản xuất thép cuộn, thép thành phẩm tại nhà máy.

Đoàn
Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội ngành công nghiệp gốc tỉnh JeonBuk tham quan nhà máy của Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á

Qua khảo sát, phía doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao quy mô, quy trình tổ chức sản xuất tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á. Qua trao đổi về về khoa học công nghệ hiện đại, giảm thiểu tiêu hao năng lượng và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp Hàn Quốc bày tỏ mong muốn sẽ cùng kết nối, hợp tác, chia sẻ về các chương trình đào tạo kỹ thuật ở lĩnh vực sản xuất thép với phía Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á để nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy ngành thép phát triển trong thời gian tới.

... và chụp ảnh lưu niệm chuyến tham quan, tìm hiểu cơ hội hợp tác

Được biết, Công ty Cổ phần Thép Đông Nam Á là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành thép ở khu vực Tây Nguyên, ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép. Công ty hiện có quy mô sản xuất đạt 550.000 tấn/năm, tạo việc làm cho 750 lao động, trong đó chủ yếu là người địa phương.

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.