Multimedia Đọc Báo in

Lập biên bản một cơ sở massage không tuân thủ quy định về phòng, chống dịch COVID-19

15:46, 11/05/2021

Ông Đoàn Ngọc Thượng, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột cho biết, cơ quan chức năng hiện đang củng cố hồ sơ để xử lý cơ sở massage Windy Hotel (đóng tại 168 Hùng Vương, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) về hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19.

Trước đó, vào tối 10-5, theo nguồn tin của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an phường Tự An bất ngờ kiểm tra cơ sở massage Windy Hotel thì phát hiện cơ sở vẫn mở cửa phục vụ khách đến massage. Theo lời khai của nhân viên quản lý quán massage này, chủ cơ sở là bà H.T.T. (SN 1981, trú TP. Buôn Ma Thuột). Được sự đồng ý của bà T., nhân viên đã mở cửa đón khách, bán vé phục vụ bình thường. Hiện, cơ quan chức năng đã lập biên bản vụ việc và mời bà T. đến trụ sở để xử lý theo quy định của pháp luật.

d
Lực lượng công an kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Từ đầu tháng 5 đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 9 cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ, giải trí... Qua đó, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 9 trường hợp với số tiền 18 triệu đồng.

Trước đó, ngày 9-5, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3906/UBND-KGVX về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận ca bệnh COVID-19, yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp với đơn vị liên quan áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu tạm dừng các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như quán bar/pub, vũ trường, massage, bida, karaoke, điểm hát cho nhau nghe, câu lạc bộ khiêu vũ, rạp chiếu phim, khu vui chơi trẻ em, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử từ 0 giờ ngày 10-5-2021…

Kim Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.