Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2012 – 2017: Xác định 3 khâu đột phá, tạo chuyển biến mới về chất

20:35, 12/03/2012

Phụ nữ góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước, đó là đánh giá tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2012 – 2017 với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển” chính thức khai mạc tại Hà Nội sáng 12-3.

Báo cáo đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2007 – 2012, nêu rõ, 5 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và phụ nữ cả nước đã nỗ lực phấn, thiết thực góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ – TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Về phong trào phụ nữ, trong nhiệm kỳ qua, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” ngày càng được các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng rộng rãi, được gắn kết với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cụ thể hóa vào phong trào thi đua của ngành, địa phương, tạo sự chuyển biến về chất trong phong trào phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo được các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ để giảm nghèo bền vững. Các phong trào phụ nữ, các cuộc vận động triển khai sâu rộng khắp cả nước đã tạo được nguồn lực vật chất to lớn trị giá trên 3.400 tỷ đồng, giúp cho trên 5,6 triệu lượt phụ nữ trong nhiệm kỳ vừa qua.

Công tác dạy nghề có bước chuyển biến quan trọng với việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015” trên phạm vi toàn quốc. Đến cuối năm 2011, các cấp Hội đã tổ chức và phối hợp, liên kết dạy nghề cho hơn 1,1 triệu lượt lao động nữ, trong đó có gần 300.000 lao động nữ được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho trên 800.000 lao động.

Chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở được nâng lên; 95% cơ sở Hội xây dựng được lực lượng hội viên nòng cốt; số cơ sở được xếp loại vững mạnh và xuất sắc đạt 98,27%. Đến cuối nhiệm kỳ, đã thu hút, tập hợp được trên 15,3 triệu phụ nữ vào tổ chức Hội, đạt 72,73%, tăng 9,11% so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ phát triển hội viên trong hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đạt 80,42%.

a

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng

bức trướng Phụ nữ Việt Nam "Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển"

Trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, các chỉ tiêu chủ yếu được Hội đề ra là: 80% phụ nữ trở lên được Hội tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và giáo dục phẩm chất đạo đức thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đến cuối nhiệm kỳ có ít nhất 700.000 chủ hộ nghèo là phụ nữ được vay vốn và được Hội giúp đỡ, trong đó có khoảng 400.000 hộ thoát nghèo; hàng năm tư vấn nghề, giới thiệu và tạo việc làm cho 100.000 lao động nữ; đào tạo nghề cho 50.000 lao động nữ, trong đó khoảng 70% có việc làm sau học nghề; 100%  cán bộ chủ chốt cấp trung ương và tỉnh đạt chuẩn chức danh theo quy định; 90% trở lên cán bộ chủ chốt cấp huyện Chủ  tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp có sở đạt chuẩn chức danh về  trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xác định 3 khâu đột phá là tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả cuộc vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững. Xây dựng được cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt cấp Trung ương và cơ sở.

Đại hội cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong nhiệm kỳ, trong đó có tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phầm chất đạo đức; nâng cao trình độ nhận thức.

Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, phụ nữ Việt Nam có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã có những đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nhấn mạnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần nắm vững và quán triệt sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; Cương lĩnh Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới… Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục các tầng lớp phụ nữ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh, thế mạnh của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời chăm lo bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền của chị em phụ nữ. Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo tinh thần Nghị quyết 11 - NQ/TWvề công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Kết luận số 62 – KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi  mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Đa dạng hóa nội dung hoạt động nhằm đáp ứng một cách thiết thực hiệu quả nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ.

Nguồn chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.