Multimedia Đọc Báo in

Học giả Trung Quốc bác bỏ “đường lưỡi bò”: Không được nước nào thừa nhận thì vô giá trị

08:42, 14/08/2012

Chẳng có căn cứ pháp lý nào để đưa ra “đường 9 đoạn”, theo các học giả Trung Quốc, cộng đồng quốc tế phản đối là đương nhiên. Và không được nước nào thừa nhận thì “đường 9 đoạn” hay còn gọi “đường lưỡi bò” vô giá trị.

Đề cập “đường chín đoạn”, Giáo sư Thời Đoạn Hoằng, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang đánh lận con đen về đường này. Nếu nói toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc thì cả thế giới sẽ không chấp nhận.  

Giáo sư Hà Quang Hộ, Viện Triết học – Đại học Nhân dân Trung Quốc thì chỉ rõ: Nhìn vào bản đồ “đường chín đoạn”, người dân các nước sẽ phản ứng. Bởi nếu theo cái gọi là “đường chín đoạn” thì đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc sẽ liếm tới đường bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Ông không tin các quốc gia khu vực sẽ chấp nhận bản đồ này. Nếu Biển Đông bị vẽ thành một đường biển quốc nội như thế thì các nước có tuyến vận tải đi ngang Biển Đông cũng không thể chấp nhận.

Giáo sư Lưu Giang Vĩnh, Đại học Thanh Hoa đã nêu rõ Trung Quốc cần tuân thủ nguyên tắc “cùng hợp tác và phát triển”. Học giả Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh: Trung Quốc phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nhà nghiên cứu Tiết Lực, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã cảnh báo nếu sử dụng vũ lực trên Biển Đông, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép to lớn từ cộng đồng quốc tế và như vậy, Trung Quốc đang tự tay hủy hoại môi trường thuận lợi và những cơ hội chiến lược để phát triển đất nước.

Giáo sư Trương Thự Quang, Đại học Tứ Xuyên thì cho rằng, khi Trung Quốc cương quyết đưa ra “đường lưỡi bò” nhưng không có căn cứ để khẳng định và không được bất kỳ nước nào thừa nhận thì nó vô giá trị.  “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền”.

Đ.T

(Tổng hợp theo báo chí trong nước)

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.