Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng môi trường tác nghiệp an toàn, lành mạnh cho báo chí

22:21, 08/08/2017
Trong hai ngày 7 và 8-8, tại Khu du lịch Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi, Tạp chí Người Làm báo-Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo”.
 
Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, đại diện Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên tham dự hội thảo.
 
Têến sỹ Mai Đức Lộc phát biể
Tiến sỹ Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo
Đề dẫn của Hội Nhà báo Việt Nam và hơn 30 tham luận của các nhà báo tham dự hội thảo đã khẳng định: Làm báo là một nghề vinh quang, nhưng cũng đầy nguy hiểm. Dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật, nhưng trong thời gian gần đây, không ít nhà báo đã và đang gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, nhất là thông tin về các vụ việc “nóng” và “nhạy cảm”. Tình trạng nhà báo bị xúc phạm, bị hành hung khi đang tác nghiệp xảy ra ngày càng nhiều với tính chất, mức độ nghiêm trọng.
 
Tại hội thảo, nhiều câu hỏi đặt ra: Ai sẽ bảo vệ nhà báo? Phải chăng các cơ quan chức trách chưa làm hết trách nhiệm đối với những vụ việc nhà báo bị hành hung, bị ngăn cản trong quá trình tác nghiệp? Có phải nhà báo còn thiếu các kỹ năng cần thiết khi tác nghiệp? Phóng viên cần làm gì khi bị cản trở, hành hung? Cách xử lý của cơ quan báo chí trong trường hợp phóng viên bị hành hung? Hệ thống pháp luật đã đủ mạnh đề bảo vệ nhà báo?...
 
Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk
Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk Nguyễn Văn Phú  tham luận tại hội thảo
Báo Đắk Lắk đóng góp tham luận “Nhà báo trước các vấn đề “nóng” và “nhạy cảm” do đồng chí Nguyễn Văn Phú - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Đắk Lắk trình bày đã thu hút sự quan tâm, đồng tình và chia sẻ của đại biểu và đồng nghiệp tham dự hội thảo.
 
Hội thảo thống nhất, quán triệt vấn đề “Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo” là hết sức quan trọng và cần thiết, vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí  hiện nay. Đây cũng là dịp để các cơ quan báo chí đánh giá, nhìn nhận thực trạng phức tạp trong hoạt động tác nghiệp của người làm báo; qua đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc ngăn ngừa những hành vi xâm phạm tự do thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nhà báo.
 
Ban tổ chức trao quà tặngcác cư dân nghèo
Ban tổ chức trao quà tặng các ngư dân nghèo

Thông điệp đặc biệt và cấp thiết nhất được phát đi từ hội thảo là phóng viên, nhà báo luôn cần được luật pháp bảo vệ trong quá trình tác nghiệp, hành nghề, vì sự thật, công bằng và lẽ phải. Vì vậy, cùng với việc nâng cao nhận thức xã hội, khung pháp lý cần được hoàn thiện để xây dựng môi trường tác nghiệp an toàn, lành mạnh cho báo chí, thì mỗi hội viên nhà báo cũng phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực và trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý báo chí, các cấp Hội Nhà báo, cơ quan báo chí cũng phải nêu cao trách nhiệm, có những giải pháp cần thiết và kịp thời trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo.

Chương trình
Chương trình ly cà phê 50 ngàn tặng xe đạp cho các học sinh nghèo

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, Ban tổ chức đã trao 10 suất quà (mỗi suất 5 triệu đồng) tặng các ngư dân nghèo ở huyện Đức Phổ. 

Chiều ngày 7-8, UBND huyện Đức Phổ phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Đức Phổ phát triển và hội nhập”; Ban điều hành “Chương trình ly cà phê 50 ngàn” (Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi) trao 20 chiếc xe đạp tặng 20 em học sinh nghèo vượt khó của huyện Đức Phổ (tổng trị giá 45 triệu đồng)  
                                                                               Đình Đối - Việt Cường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.