Multimedia Đọc Báo in

Công bố Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, kinh tế

16:37, 11/03/2019

Sáng 11-3, Đoàn công tác số 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) do đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy để công bố Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk.

Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan khối Nội chính và các sở, ban, ngành liên quan.

c
Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN Lê Minh Trí phát biểu tại hội nghị

Theo dự thảo báo cáo, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; tích cực kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác đấu tranh PCTN, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Các cơ quan Công an, Viện KSND, TAND đã quan tâm đến việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế…

Theo đó, cơ quan điều tra đã thụ lý 203 vụ án/401 bị can với tổng số tiền thiệt hại 352,359 tỷ đồng; đã thu hồi 23,119 tỷ đồng (đạt 6,56%) và tạm giữ tang vật để điều tra gồm: 1.123,422 m3 gỗ các loại, 3.449 gói thuốc lá điếu... TAND hai cấp của tỉnh đã thụ lý 190 vụ; đưa ra xét xử 155 vụ/326 bị can.

c
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Y Biêr Niê tham gia ý kiến

Về công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án dân sự, cơ quan chức năng đã tiếp nhận thi hành 151 bản án với tổng số tiền gần 496 tỷ đồng; tổng số việc cơ quan thi hành án thụ lý là 205 việc với số tiền trên 373,307 tỷ đồng, chiếm 75,28% trên tổng số tiền của bản án; tổng số tiền, tài sản đã thu hồi là trên 31,625 tỷ đồng…

Theo đánh giá, công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Đắk Lắk còn một số hạn chế như: Kết quả việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn thấp so với tài sản cần thu hồi. Trong quá trình điều tra, một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng chưa quyết liệt áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật, dẫn đến bị can và người có liên quan có thời gian che giấu hoặc tìm cách tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản, gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát của một số vụ án, vụ việc chưa chặt chẽ, đồng bộ nên hiệu quả chưa cao…

c
Phó Giám đốc Công an tỉnh Phạm Minh Thắng giải đáp một số câu hỏi của Đoàn công tác.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Trí đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Chủ động ban hành các văn bản chuyên đề về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản này; chỉ đạo, xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp, khó khăn, vướng mắc về thu hồi tài sản; chú trọng hơn nữa công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, hạn chế thấp nhất việc thất thoát tài sản Nhà nước...

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.