Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

09:07, 14/08/2020
Đồng chí H’Râu Mlô, Bí thư Chi bộ buôn Tơng Sinh (xã Ea Đar, huyện Ea Kar)
Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
 
Đồng chí H’Râu Mlô, Bí thư Chi bộ buôn Tơng Sinh (xã Ea Đar, huyện Ea Kar).
Đồng chí H’Râu Mlô, Bí thư Chi bộ buôn Tơng Sinh (xã Ea Đar, huyện Ea Kar).
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ea Đar lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ea Kar lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đời sống của người dân nói chung và các buôn đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có bước phát triển đáng kể, số hộ nghèo ngày càng giảm.
 
Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. Người dân đã được sử dụng điện thắp sáng, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giao thông đi lại cũng thuận lợi hơn trước, con em đều được đến trường... Tuy nhiên, số hộ nghèo ở các buôn còn cao, nhiều tuyến đường chưa được nhựa hóa, bê tông hóa, phần lớn thanh niên vì kế sinh nhai nên phải đi làm ăn xa, ở địa phương chỉ còn lại người già và trẻ em.
 
Vì vậy, để đạt được mục tiêu như trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII là "giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hằng năm từ 3 - 4%", "nhựa hóa, bê tông hóa 75% tuyến đường xã và liên xã" thì cần đánh giá sâu hơn về kết cấu hạ tầng giao thông. Vì trong thực tế, nhiều tuyến đường đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư xây dựng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và việc phát triển chung của địa phương.
 
Trong phần nhiệm vụ, giải pháp, dự thảo báo cáo cũng nên tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể, sát thực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng đường giao thông cho các thôn, buôn; tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho con em người dân tộc thiểu số, nhất là những cháu đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, khắc phục tình trạng thất nghiệp và đi làm ăn xa như hiện nay.
 
Bên cạnh đó, để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững cũng cần có giải pháp triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng, tránh tình trạng được mùa thì mất giá như hiện nay.
 
Nguyễn Xuân (ghi)
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.