Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt tỷ lệ trên 95%

15:31, 15/07/2021
Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 11- CT/TU ngày 14-7-2021 về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021.
 
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95% đến 100% kế hoạch vốn được giao, trong đó quý III-2021 phải giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch.
 
Bên cạnh đó, gắn trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phân tích làm rõ nguyên nhân các công trình, dự án chậm tiến độ, có biện pháp cụ thể, quyết liệt đối với các chủ đầu tư, nhà thầu không đủ năng lực, không tập trung nhân lực, thiết bị để thi công xây dựng công trình, thực hiện dự án theo tiến độ hợp đồng. Kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, còn thiếu vốn.
 
th
Nâng cấp một tuyến đường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (ảnh minh họa)
 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu các đồng chí bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai công tác giải ngân vốn đầu tư, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; xác định, đưa kết quả giải ngân vốn đầu tư công là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người đứng đầu và tập thể, cá nhân liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tiêu cực trong đầu tư công…
 
Trong 6 tháng đầu năm 2021, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tính đến ngày 30-6-2021, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước năm 2021 giao thực hiện dự án là 3.344,609 tỷ đồng, tuy nhiên đến hết tháng 6-2021 chỉ giải ngân đạt 19,43% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 20,43% kế hoạch, ngân sách địa phương đạt 18,7% kế hoạch...
 
Hồng Chuyên

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.