Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê đặc sản

12:49, 07/10/2018
Ngày 6-10, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn về những phương pháp chế biến cà phê đặc sản cho 70 học viên là nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê trên toàn quốc.
 
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cà phê, Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung có nhiều tiềm năng để sản xuất cà phê đặc sản, trong đó, yếu tố quan trọng nhất là việc hái chọn và phân loại cà phê phải đúng kỹ thuật, đạt tỷ lệ chín cao. Bên cạnh đó, công đoạn chế biến phải hạn chế thấp nhất các tác động nhân tạo và giữ lại được chất lượng tự nhiên của cà phê. Do đó, lớp tập huấn đã hướng dẫn về quy trình chế biến cà phê đặc sản theo 9 phương pháp: chế biến thông thường, chế biến ướt lên men khô, chế biến ướt lên men 2 lần, Honey trắng, Honey vàng, Red Honey phơi nhanh, Natural phơi chậm truyền thống, Honeyed naturals, Natural lên men vi sinh.
 
Các đại biểu và học viên tham dự lớp tập huấn
Các đại biểu và học viên tham dự lớp tập huấn
 
Các học viên đã thảo luận, chia sẻ về ưu thế của từng phương pháp để áp dụng trong thực tế nhằm gia tăng sản lượng cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản và mong muốn các cơ quan chức năng, nhà khoa học hỗ trợ nhà sản xuất về kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản.  
 
Minh Thông

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.