Multimedia Đọc Báo in

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo người lao động đi làm việc tại Nhật Bản

09:35, 09/09/2014
Hiện nay, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại Nhật Bản.
 
Hình thức của hoạt động này là một số đối tượng mạo danh là doanh nghiệp, tổ chức hợp tác với các công ty ở nước ngoài đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc theo diện thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật. Khi tham gia chương trình, người lao động sẽ được đào tạo ngoại ngữ tại tỉnh, sau đó sang Nhật Bản thông qua một công ty có trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh, lệ phí ban đầu người lao động phải nộp  khoảng gần 4.000 USD.

Nhằm ngăn ngừa tình trạng lừa đảo người lao động trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1455/LĐTBXH-LĐTL&VL ngày 25-8-2014 cảnh báo tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc tại Nhật Bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn về tình trạng lừa đảo người lao động; đồng thời cảnh báo cho người lao động biết và chủ động phòng ngừa. Nếu phát hiện những tổ chức, cá nhân đến liên hệ để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức nêu trên thì báo ngay về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý. Chỉ cho phép doanh nghiệp được tư vấn, tuyển lao động tại địa phương khi có văn bản giới thiệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì nên đến những cơ quan, đơn vị có chức năng để được tư vấn như: Phòng Lao động – Tiền lương và Việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, số 23 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột, hoặc số điện thoại: 05003.950.339; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, số 79 đường Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột, hoặc số điện thoại 05003.853.748; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã và TP. Buôn Ma Thuột.

Phan Thị Bích Phương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.