Multimedia Đọc Báo in

Các khoản đóng góp đầu năm học dựa trên tinh thần tự nguyện và không bình quân hóa

10:35, 21/08/2013

Ngày 20-8, Sở GD-ĐT ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu đầu năm học và chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục năm học 2013-2014.

1
Năm học 2013-2014, các cơ sở giáo dục phải thỏa thuận với cha mẹ học sinh về các khoản thu đầu năm học.  (Trong ảnh: Tiết rèn chữ của học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Krông Ana (huyện Krông Ana)

Theo đó, Giám đốc Sở yêu cầu các trường tổ chức thu học phí theo từng tháng hoặc từng học kỳ kể cả thu học phí tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, không thu một lúc để giảm bớt khó khăn cho cha mẹ học sinh. Mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập vẫn áp dụng theo Nghị quyết số 32 ngày 10-12-2010 của HĐND tỉnh quy định mức học phí đối với học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thu theo Nghị quyết số 52 ngày 6-7-2012 của HĐND tỉnh.

Đối với nguồn thu dạy thêm, học thêm thực hiện đúng Thông tư số 17 của Bộ GD-ĐT và Quyết định số 08 ngày 1-2-2013 của UBND tỉnh.

Các khoản thu khác, gồm: bảo hiểm y tế học sinh, các khoản thu của các tổ chức Hội, Đoàn thể trong nhà trường thực hiện theo đúng quy định. Trong đó khoản thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Ban đại diện cha mẹ các lớp thu theo tinh thần tự nguyện.

Các khoản thu tự nguyện phục vụ trực tiếp cho học sinh gồm: bảo hiểm tai nạn, tiền ăn của học sinh bán trú, dạy ngày thứ bảy đối với học sinh mầm non, tiền nước nước uống tinh khiết phục vụ học sinh, tiền mua ghế ngồi ở sân trường cho học sinh đầu cấp, bảng tên, đồng phục thể dục thể thao, tiền giữ xe, tiền thuê dọn vệ sinh, tiền bảo vệ các điểm trường…các cơ sở giáo dục phải thỏa thuận với cha mẹ học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi bảo đảm nguyên tắc cân đối.

Đối với các khoản thu tự nguyện phục vụ nhà trường phải dựa trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp và không được bình quân hóa mức đóng góp.

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.