Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak về đích chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

16:20, 15/08/2014

Ngày 14-8, Trường Tiểu học Đinh Núp (xã Ea Yiêng, huyện Krông Pak)  tổ chức kiểm tra chất lượng các lớp linh hoạt - lớp học dành cho học sinh độ tuổi 11 (sinh năm 2003).

Học sinh lớp linh hoạt trong giờ làm bài kiểm tra
Học sinh lớp linh hoạt trong giờ làm bài kiểm tra

Tham gia lớp học có 123 em, được biên chế thành 10 lớp, gồm 3 lớp 4; 3 lớp 3 và 2 lớp 2. Đây là kết quả nổi bật nhất của Trường Tiểu học Đinh Núp nói riêng và ngành Giáo dục huyện Krông Pak nói chung trong năm học qua do làm tốt công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh, bổ sung kiến thức cho học sinh. Đồng thời là cơ sở để Phòng GD-ĐT huyện hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận xã Ea Yiêng đạt Chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Do nhiều nguyên nhân, những năm gần đây, học sinh, nhất là học sinh dân tộc Xê Đăng của xã Ea Yiêng thường xuyên bỏ học. Vì vậy, đầu năm học 2013-2014, ngành Giáo dục phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm huy động tất cả học sinh độ tuổi 11 ra lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi.

Không chi dạy chữ, thầy cô giáo phải dỗ học sinh
Ở các trường vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, không chỉ dạy chữ, thầy cô giáo còn phải "dỗ" học sinh để các em yêu trường, mến bạn, không nghỉ học 

Được biết, cuối tháng 5-2014, Bộ GD-ĐT đã có quyết định công nhận Dak Lak đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tính đến ngày 30-12-2013. Cụ thể: có  14 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt Chuẩn quốc gia  Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ I, riêng huyện Krông Ana được công nhận mức độ II; 183/184 xã, phường, thị trấn công nhận đạt Chuẩn, duy nhất xã Ea Yiêng, huyện Krông Pak chưa đạt. 

Nguyên Hoa 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.