Multimedia Đọc Báo in

Một học sinh vùng sâu được tuyển thẳng vào đại học

09:38, 10/09/2020

Sinh ra trong một gia đình có hai chị em, cha làm nghề thú y, mẹ buôn bán tạp hóa, em Lê Ngọc Đức (sinh năm 2002, ở thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông) may mắn luôn được cha mẹ tạo điều kiện tốt nhất để học hành, cũng như định hướng cho em phát triển năng khiếu về âm nhạc, nhiếp ảnh…

Khi vào cấp 2, Đức bộc lộ niềm đam mê môn Toán. Ngoài giờ học trên lớp, em thường đọc thêm sách tham khảo, lên mạng tìm tòi học hỏi kiến thức, tự giải những bài tập khó. Được các thầy cô tận tình hướng dẫn, dạy bảo, Đức đã phát huy tốt khả năng, sở thích của mình. Ngay từ năm học lớp 6, Đức đã đoạt giải Ba cuộc thi giải Toán trên mạng Internet cấp tỉnh. Những năm lớp 7, 8, 9, năm nào em cũng được nhà trường chọn vào đội tuyển các cuộc thi cấp huyện như: giải Toán máy tính cầm tay, giải Toán tiếng Việt trên Internet, Toán Violympic… , sau khi “ẵm” nhiều giải cao, Đức tiếp tục được chọn tham gia thi cấp tỉnh và giành được hai giải Nhì, một giải Ba cấp tỉnh môn Toán. Đây cũng là động lực để em vững tin hơn khi quyết định dự thi và trúng tuyển vào lớp chuyên Toán Trường THPT Chuyên Nguyễn Du.

Em Lê Ngọc Đức.
Em Lê Ngọc Đức.

Đức xác định: để đạt thành tích cao trong học tập thì phải tự học, xem những kiến thức mà thầy cô truyền thụ trên lớp là nền tảng cơ bản để đề ra cho mình phương pháp học tập hợp lý. Nhờ vậy, Đức vẫn giữ vững sức học của mình và tiếp tục giành nhiều giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi. Năm học lớp 10, em giành Huy chương Vàng môn Toán trong cuộc thi Olympic truyền thống 10-3 tỉnh Đắk Lắk; năm lớp 11, em đoạt giải Ba cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT và giải Khuyến khích môn Toán cấp tỉnh…

Với những nỗ lực học tập của mình, vừa qua em Lê Ngọc Đức đã được tuyển thẳng vào Khoa Máy tính – Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, bước đầu hiện thực hóa ước mơ trở thành lập trình viên. Đức đã trở thành học sinh thứ ba của xã vùng sâu Hòa Phong được tuyển thẳng vào đại học.

Mai Viết Tăng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.