Multimedia Đọc Báo in

Lần đầu tiên Đắk Lắk có học sinh dự thi Olympic Vật lý châu Âu

16:10, 07/05/2021
Lần đầu tiên tỉnh Đắk Lắk có học sinh được chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Vật lý châu Âu năm 2021. Đó là em Võ Minh Tiến, học sinh lớp 12 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du.
 
Để được vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi này, Võ Minh Tiến đã trải qua 2 vòng thi sơ loại với hàng trăm học sinh trên cả nước. Cùng với 4 thí sinh khác trong đội tuyển, gồm: Nguyễn Thanh Bình (Trường THPT Chuyên Bắc Giang); Ngô Trí Cảnh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An); Trần Dương Chính (Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ); Lưu Minh Thắng (Trường THPT Chuyên Bắc Ninh), Võ Minh Tiến đang tập trung tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến hết ngày 19-6-2021 để bồi dưỡng và tham dự kỳ thi.
 
Em Võ Minh Tiến tặng Máy rửa tay sát khuẩn tự động cho Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Em Võ Minh Tiến (bìa phải) tặng “Máy rửa tay sát khuẩn tự động” cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
 
Võ Minh Tiến là một học sinh xuất sắc, từng đoạt giả Ba học sinh giỏi quốc gia, giải Nhất học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý. Em cũng là người đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật để ứng dựng vào thực tiễn. Trong năm 2020 vừa qua, Tiến đã nghiên cứu, chế tạo "Máy rửa tay sát khuẩn tự động" để tặng cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên góp phần vào công tác phòng, chống dịch COVID-19.
 
Được biết, Olympic Vật lý châu Âu là kỳ thi thường niên cấp châu lục dành cho học sinh THPT toàn châu Âu và một số nước khách mời ngoài châu Âu. Olympic Vật lý châu Âu là một trong những cuộc thi cấp cao nhất về Vật lý. Kỳ thi năm nay dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới theo hình thức thi online.
 
Năm 2020, kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu có 58 quốc gia tham dự, Đoàn Việt Nam đoạt 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc và 2 huy chương Đồng.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.