Multimedia Đọc Báo in

U11 Đắk Lắk đoạt vé tham dự vòng chung kết giải bóng đá thiếu niên-nhi đồng toàn quốc năm 2016

16:56, 15/06/2016

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, đội tuyển bóng đá nhi đồng Đắk Lắk (U11) đã chính thức đoạt vé tham dự vòng chung kết (VCK) giải bóng đá thiếu niên-nhi đồng toàn quốc năm 2016 tại tỉnh Bắc Ninh; trong khi đó đội tuyển bóng đá thiếu niên (U13) không vượt qua được vòng loại.

U11 Đắk Lắk trong 1 buổi tập tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh.

Theo đó, vòng loại bảng II (U13 khu vực miền Trung và Tây Nguyên) do tỉnh Nghệ An đăng cai tổ chức với sự tham gia của 6 đội: Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, SHB. Đà Nẵng, Bình Định, Viettel. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, lấy 3 đội có thành tích tốt nhất. Kết quả, 3 đội bóng giành quyền tham dự VCK toàn quốc là: Nghệ An, Viettel và SHB. Đà Nẵng.

9 đội bóng U11 được chia làm 2 bảng, bảng A gồm: Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, SHB. Đà Nẵng, Quảng Trị; bảng B gồm: Bình Định, Nhân Tín Đà Nẵng, Phù Đổng Hà Nội, Thanh Hóa. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt lấy 2 đội nhất, nhì mỗi bảng và đội thứ 3 có thành tích tốt nhất. Kết quả, 5 đội bóng giành quyền tham dự VCK toàn quốc là: Sông Lam Nghệ An, SHB. Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nhân Tín Đà Nẵng và Đắk Lắk.

Được biết, giải bóng đá thiếu niên-nhi đồng toàn quốc do Báo Nhi đồng và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp tổ chức thường niên. Vòng loại năm nay tổ chức tại 3 địa phương là Cà Mau, Nghệ An và Hải Dương. Bảng I do Hải Dương đăng cai với sự tham gia của 25 đội bóng thiếu niên và nhi đồng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; bảng 3 do Cà Mau đăng cai với sự tham gia của 17 đội bóng thiếu niên và nhi đồng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Kết thúc vòng loại các bảng, Ban tổ chức sẽ chọn ra 16 đội bóng có thành tích tốt nhất tham dự VCK toàn quốc tại tỉnh Bắc Ninh (cuối tháng 7-2016).

Thế Hùng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.