Multimedia Đọc Báo in

7 cách tự kiểm tra sức khỏe

09:11, 16/08/2010

1. Kiểm tra tiếng thở khò khè
Hằng năm tại Mỹ  hơn 4.000 người bị thiệt mạng vì bệnh hen suyễn nhưng lại không đi khám và điều trị, nhất là nhóm người trung cao tuổi. Để phát hiện bệnh sớm, mọi người hãy tự kiểm tra xem có bị  khò khè bao giờ, có bị khó thở trong khi tập thể thao hoặc làm những việc nặng. Nếu xuất hiện những hiện tượng trên  đi khám bác sĩ, thực hiện một số phép kiểm tra cần thiết để phát hiện dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp và tư vấn bác sĩ dùng thuốc nếu cần.
2.  Kiểm tra lòng bàn tay 
Nếu cơ thể thiếu sắt, kiệt sức, suy nhược mệt mỏi, khả năng miễn dịch giảm thì mọi dấu hiệu này sẽ xuất hiện trên lòng bàn tay. Sắt là khoáng chất được ví như "năng lượng của cơ thể" giúp cơ thể tồn tại, phát triển tốt. Thiếu sắt sẽ gây mỏi mệt, thiếu tập trung, thậm chí khó thở và nhịp tim bất thường.  Có thể tự kiểm tra bằng cách mở  rộng lòng bàn tay, nếu có  nếp nhăn nhạt, lòng bàn tay biến sắc, có màu sắc bất thường hoặc nướu răng, mí mắt bên trong có màu nhợt nhạt, đó là dấu hiệu tuần hoàn máu kém, nhất là các mạch máu nằm sát bề mặt của da. Hãy tư vấn bác sĩ để thử máu, kiểm tra hàm lượng sắt hemoglobin trong máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các tế bào máu đỏ, thử nghiệm ferritin huyết thanh để biết mức độ của một loại protein giúp cơ thể chứa sắt, tất cả các phép thử test này đều nhằm mục đích xác định mức độ thiếu sắt của cơ thể.
 3.  Kiểm tra nhịp tim
Nhịp tim rối loạn, nhanh chậm bất thường là dấu hiệu của trên 20 % số ca mắc bệnh đột quỵ. Nếu mọi người tự thử có thể biết được nhịp tim của mình, ví dụ như ấn nhẹ tay vào các mạch máu ở cổ tay hoặc dưới cổ. Có thể tự đo thường xuyên để biết mạch đập vào các thời điểm nhất định. Kết quả đo trong vòng một phút, 90% kiểu đo này là chính xác, bổ sung cho các kết quả đo của bác sĩ. Từ kết quả này bác sỹ có thể  cầu làm điện tâm đồ và quyết định  phác đồ điều trị cụ thể.
 4.  Tự trả lời câu hỏi để kiểm tra rủi ro mắc bệnh tiểu đường
Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường là vô tình phát hiện thấy, nếu có kiến thức, tự nhận biết sẽ phát hiện sớm rủi ro. Theo các chuyên gia ở Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ cần  tự trả lời một số câu  hỏi sau là có thể biết được bản thân có nằm trong nhóm rủi ro hay không :
- Tuổi tác?  (Dưới 40: 0 điểm; 40-49: 1; 50-59: 2; 60 tuổi trở lên: 3)
- Giới tính : Phụ nữ (0), hoặc đàn ông (1)?
- Có một thành viên gia đình (cha mẹ, anh, chị hoặc) bị bệnh tiểu đường:? (Không: 0; có 1)
- Mắc bệnh huyết áp cao hoặc là dùng thuốc chữa huyết áp cao:? (Không: 0; có 1)
- Thừa cân hoặc béo phì?  (Trọng lượng bình thường : 0; thừa cân: 1; béo phì: 2; quá béo: 3)
- Có thường xuyên hoạt động thể chất ?  (Không: 0; có: -1)
Nếu tổng số điểm từ trên 4 trở lên thì thuộc diện có rủi ro mắc bệnh hay còn gọi là thuộc nhóm tiền tiểu đường. Nếu trên 5 có nghĩa nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao.  Những trường hợp này nên đi khám sớm để được tư vấn phòng  và chữa trị thích hợp.
5. Duỗi thẳng chân và uốn cong người
Thông thường khi mạch máu bị hẹp sẽ làm cho lượng máu đưa lên tim khó khăn. Duỗi thẳng chân và uốn cong người là phương pháp đơn giản, rẻ tiền để kiểm tra sức khỏe mạch máu. Cách làm như sau, ngồi trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng trước mặt, ngón chân hướng lên trần nhà. Uốn cong người từ phần hông trở lên, hai tay căng kéo ngón chân về phía bụng, cố gắng làm sao cho tay chạm vào bàn chân.  Nếu không thể với tới ngón chân, hoặc thao tác khó khăn, gây đau thì  nguy cơ bị tê cứng động mạch rất lớn. Nên đi kiểm tra huyết áp, làm các phép thử test để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu, bệnh tiểu đường…, đây là những căn bệnh làm cho mạch máu bị suy yếu, rủi ro mắc bệnh tim là điều khó tránh.
6.  Đo vòng eo 
Theo một nghiên cứu gần đây thực hiện ở 360.000 người ở các quốc gia châu Âu cho thấy, bị béo bụng, bụng bự kể cả đối với những người không thừa cân, thì nguy cơ chết sớm tăng tới 79%, đặc biệt là rủi ro tử vong vì bệnh tim mạch, đột quỵ …Vòng eo quá khổ đồng nghĩa với việc có rất nhiều chất béo nội tạng, mỡ nằm sâu trong bụng, thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y, kích thích tính háu ăn, tăng bệnh viêm nhiễm. Kiểm tra bằng cách ở trần, đứng trước gương để đo. Đối với nam giới, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim bắt đầu tăng lên khi vòng bụng là  94 cm; nếu trên mức này rủi ro mắc bệnh càng lớn.  Đối với phụ nữ, trên 81 cm là ngưỡng nguy hiểm và 89 cm có nguy cơ cao.  Cách tốt nhất để giảm mỡ  nội tạng là tăng cường thể thao, hoạt động và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và hợp lý. 
7.  Thử kiểm tra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Đây là cách kiểm tra đơn giản, dễ thực hiện và phát hiện nhanh nguy cơ mắc bệnh, gồm các câu hỏi đại loại như:  Trong tháng qua, quý vị thường xuyên bị làm phiền bởi những cảm giác thăng trầm, buồn chán hoặc vô vọng?;  Trong thời gian qua, quý vị thường xuyên bị làm phiền bởi mất hứng trong công việc, nhất là những công việc mà xưa nay rất chăm tâm ?...
Nếu trả lời có cho một hoặc cả hai câu hỏi trên thì chứng tỏ đã mắc bệnh và nên đi khám, tư vấn bác sĩ . Có rất nhiều cách khắc phục, như tư vấn, sử dụng liệu pháp tâm giao, tăng cường cuộc sống hoạt động thể chất, năng tập thể dục, nếu ở thể nặng có thể dùng thuốc chống trầm cảm. Tuyệt đối không được giấu bệnh, tự tìm kiếm thuốc hoặc tư vấn qua các trang “không rõ nguồn gốc”  trên Internet, điều trị theo cảm tính, đồn đại… dễ gây ra hậu quả xấu khó lường.

Khắc Nam (Theo RD - 31/5/2010)

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng, được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những cơ sở sản xuất, buôn bán thực phẩm không an toàn.