Multimedia Đọc Báo in

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng ứng phó với dịch Ebola

15:46, 16/10/2014

Trước tình hình dịch bệnh Ebola đang lây lan mạnh và đã ghi nhận các ca bệnh ngoài lục địa châu Phi, Bộ Y tế vừa đề nghị các địa phương sẵn sàng công tác chuẩn bị để ứng phó với dịch bệnh.

Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình dịch Ebola hiện tại rất phức tạp, tăng cao số ca mắc và tử vong, trong khi bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh lên đến 90%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhận định, phải mất 6-9 tháng mới có thể khống chế được dịch. Trong khi đó, tính đến ngày 14-10-2014, thế giới đã ghi nhận 8.471 trường hợp mắc, trong đó 4.076 tử vong và đã ghi nhận tới 426 nhân viên y tế mắc, trong đó 241 người tử vong. Chỉ tính riêng 3 tuần gần đây, số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi so với trước đó. Do đó, để tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola và tiếp tục thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo Sở Y tế thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ các quốc gia vùng dịch châu Phi theo tình huống 1 (khi chưa ghi nhận ca bệnh); sẵn sàng hành động đáp ứng với tình huống 2 (khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập).

Bên cạnh đó, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola, cần áp dụng đầy đủ, đúng quy trình giám sát, xử lý theo Hướng dẫn giám sát dịch bệnh do vi rút Ebola của Bộ Y tế. Đồng thời tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe những người nhập cảnh từ các nước vùng dịch bệnh do vi rút Ebola cư trú trên địa bàn trong vòng 21 ngày; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất, khu vực cách ly để có thể triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

K.O (nguồn chinhphu.vn)
                    
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.