Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh triển khai kỹ thuật lấy và dự trữ tế bào gốc

20:57, 22/05/2015

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh đã phối hợp với Ngân hàng Tế bào gốc MeKoStem (thuộc Công ty Cổ phần hoá dược phẩm Mekophar) triển khai kỹ thuật lấy và dự trữ tế bào gốc cho khách hàng khi sinh tại bệnh viện.

Tham gia buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật có bác sĩ chuyên khoa I Phan Trọng Nhơn; Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Trung, Phó giám đốc bệnh viện; lãnh đạo các khoa, phòng cùng hơn 100 nhân viên y tế của Bệnh viện và các cơ sở y tế lân cận.

Tại buổi tập huấn, các học viên đã được Tiến sĩ, bác sĩ Mai Văn Điển, Giám đốc y khoa cùng các chuyên viên của Ngân hàng tế bào gốc MekoStem hướng dẫn chi tiết quy trình chuẩn lấy máu cuống rốn, bảo quản và chuyển đến Ngân hàng an toàn. Bước chuyển giao kỹ thuật này không chỉ giúp Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh mở rộng thêm danh mục các dịch vụ kỹ thuật cao phục vụ khách hàng mà còn giúp các sản phụ và gia đình có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc có thể sử dụng dịch vụ ngay tại địa phương.

c
Đại diện Ngân hàng Tế bào gốc MeKoStem giới thiệu về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc dây rốn.

Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh hiểm nghèo cho chính bản thân em bé và cho người thân trong gia đình không may mắc bệnh. Vì thế, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến việc dự trữ tế bào gốc từ dây rốn khi bé được sinh ra. Tuy nhiên, quy trình kỹ thuật lấy và bảo quản tế bào gốc từ dây rốn của em bé mới sinh rất nghiêm ngặt, phải bảo đảm vô trùng tuyệt đối, nên không thể triển khai rộng rãi ở tất cả các cơ sở y tế. Tại Dak Lak, trước đây, khi có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc, các sản phụ phải tìm đến các bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội chờ đợi đến ngày sinh nở để thực hiện dịch vụ. Đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh là bệnh viện đầu tiên của tỉnh cũng như của khu vực triển khai thực hiện kỹ thuật này. Qua đó giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở và đặc biệt là giúp sản phụ giữ gìn sức khỏe khi không phải đi xa lúc sắp sinh. 

Được biết, tế bào gốc từ máu cuống rốn được ứng dụng để chữa các bệnh: nuôi cấy thành một số bộ phận để thay thế cho các cơ quan chẳng may bị tổn thương; điều trị một số bệnh nan y (tiểu đường, suy tim, chấn thương cột sống), bệnh về máu (ung thư máu, suy tủy, thiếu máu di truyền) và bệnh về da (vết thương mất da rộng, bỏng da quá rộng)…

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.