Multimedia Đọc Báo in

Những xét nghiệm cần làm để phát hiện sớm bệnh tim

07:03, 05/07/2015

Rất nhiều triệu chứng thầm lặng của bệnh tim mà người bệnh lẫn y học không thể phát hiện sớm, trừ khi thực hiện những xét nghiệm cần thiết dưới đây.

1. Xét nghiệm cholesterol hoàn toàn

Xét nghiệm cholesterol hoàn toàn (Advanced cholesterol panel) hay còn gọi là xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm bảng lipid hoặc hồ sơ lipid, đo lượng cholesterol và triglycerides trong máu. Đây là một xét nghiệm quan trọng, công cụ để biết cholesterol xấu (LDL), khi mỡ máu tăng cao sẽ có rất nhiều hạt LDL làm tắc huyết mạch giống như tắc đường. Khi cholesterol tăng cao thường không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng, nhưng sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể làm thu hẹp hoặc tắc động mạch đi khắp cơ thể, gây xơ vữa động mạch, thủ phạm gây bệnh tim, đột quỵ.

2. Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành

Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành (Coronary Artery Calcium Scoring) nhằm để biết những đốm canxi hay sự vôi hóa xuất hiện trên thành động mạch vành nuôi tim. Một lượng nhỏ canxi đang trôi nổi trong máu sẽ làm cho các mạch máu bị cứng, làm cho tim khó khăn bơm máu đi nuôi cơ thể, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và dẫn đến tắc mạch máu. Canxi trong máu là zero được xem là lý tưởng, nếu 1-10 nên thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, nếu từ 100 đến trên 400, nên làm xét nghiệm stress và áp dụng lối sống khoa học, tích cực. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao và nhóm gười trên 50 tuổi nên làm xét nghiệm này, nhất là những ai có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hút thuốc lá, hoặc đái tháo đường. Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt phơi nhiễm phóng xạ.

3. Xét nghiệm CIMT

Xét nghiệm CIMT (Carotid Intimal Medial Thickness) là phép siêu âm cổ để có hình ảnh của động mạch cảnh bên phải và trái cổ, nơi đảm nhận việc cung cấp máu tới cho não. Sau khi bôi gel lên cổ, người ta dùng đầu dò siêu âm lướt trên các động mạch cổ để đo độ dày lớp niêm mạc cảnh động mạch, thời gian khoảng 15 phút. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan mật thiết giữa độ dày lớp nội mạc động mạch cảnh với bệnh động mạch vành, nó cho biết sớm nguy cơ tắc nghẽn máu dẫn lên não. Những người trên 40 tuổi hoặc trẻ hơn nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim nên đo thử bằng kỹ thuật nói trên. Độ dày lớp niêm mạc động mạch cảnh bình thường là dưới 1,06mm (tối ưu 0,7 mm tùy theo độ tuổi), nếu vượt ngưỡng trên bác sĩ cho phương án điều trị hoặc khuyến cáo ăn uống, luyện tập để giảm mỡ máu, huyết áp, nếu mắc bệnh đái tháo đường thì nên điều trị để đưa lượng đường huyết về ngưỡng hợp lý.

4. Xét nghiệm Homocysteine

Cách đây 4 thập kỷ, y học phát hiện thấy  trẻ em có hàm lượng acid amin hay homocysteine cao dễ bị tổn thương động mạch, còn ở người lớn, homocysteine tăng cũng gây tổn thương mạch máu,  dẫn đến chứng mất trí nhớ, phát sinh cơn đau tim, đột quỵ, thậm chí cả chứng viêm tĩnh mạch.  Theo tiêu chuẩn của nhiều phòng xét nghiệm trên thế giới, chỉ số homocysteine được xem là bình thường nếu không vượt quá 15 mcmol/l, tốt nhất là chỉ số này nên duy trì ở mức dưới 7,2 mcmol/l. Nếu homocysteine cao, có thể khắc phục bằng cách dùng vitamin B6, vitamin B12 và axit folic. Một số chất khác cũng có thể hỗ trợ giảm homocysteine là trimethylglycine, N-acetyl cysteine, kẽm, inositol và SAMe.

5. Lipoprotein-A

Lipoprotein-một hoặc LPA là một hình thức thừa kế của cholesterol LDL liên quan đến một loại protein đặc biệt. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng LPA dễ phát sinh sớm bệnh tim mạch. Đây là một xét nghiệm máu khá phổ biến. Nếu ai đó có chỉ số vôi hóa (canxi) bất thường hoặc động mạch cảnh dày, LPA cao thì rủi ro mắc bệnh tim rất lớn, bất kể tuổi tác. Nếu LPA cao có thể được điều trị bằng niacin, thay thế hormone, và bổ sung vitamin. Hầu hết các nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm cho thấy LPA bình thường là dưới 30 mg/dl, nhưng thực tế có người cao tới 200 mg/dl. Một khi LPA cao, nên kết hợp thay đổi lối sống và tư vấn bác sĩ dùng thuốc để làm giảm số lượng hạt LDL cholesterol và giảm LPA sẽ lợi cho sức khỏe tim mạch.

6. Ferritin

Ferritin là một protein trong máu kết hợp với sắt. Nồng độ ferritin cao hay thấp phản ánh chỉ số sắt có trong cơ thể. Sắt quá tải có thể gây ôxy hóa tế bào thành mạch máu, dẫn đến bệnh tim và cục đông máu. Sắt quá tải ở các động mạch có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm máu để biết ferritin. Nếu trên 380 microgram/l cho thấy cơ thể có quá nhiều sắt. Một khi ferritin cao nên tránh sắt có trong vitamin và nhóm thịt đỏ giàu sắt. Hiến máu mỗi quý một lần có tác dụng giúp đỡ người khác đồng thời làm giảm nồng độ sắt trong cơ thể và rất nhiều lợi ích khác.

7. Xét nghiệm Acid uric và GGT

Xét nghiệm máu hai chỉ số này không chỉ đơn giản mà còn có lợi, giúp bác sĩ có cái nhìn sâu hơn về sức khỏe của hệ thống tim mạch. Acid uric là sản phẩm năng lượng, như năng lượng được sử dụng bởi các tế bào (ATP), nếu acid uric tăng cho thấy tim mạch đang có nguy cơ bị tổn thương. GGT là một enzyme gan cho biết chức năng tổng thể của gan đang giảm dần, đặc biệt là của màng tế bào trong gan và sức khỏe tổng thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể đang bị ách tắc. Nồng độ acid uric bình thường là 4-8 mg/dl, trên 10 mg/ dl được xem là có vấn đề còn GGT bình thường dưới 50 IU/L, trên 100 IU/L chứng tỏ màng tế bào đang bị rối loạn chức năng tổng quát.

 Nguyễn Khắc Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.