Multimedia Đọc Báo in

Cần hiểu rõ về phơi nhiễm với HIV

07:12, 25/10/2015
Rất nhiều người lo sợ mình bị nhiễm HIV khi lỡ dẫm phải bơm kim tiêm lúc đi bộ trong công viên, hoặc khi tiếp xúc với người nghiện chích ma túy, hoặc với đối tượng nguy cơ cao, kể cả bệnh nhân nhiễm HIV.
 
Phơi nhiễm với HIV là tình trạng niêm mạc và da người có trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người nghi ngờ nhiễm HIV. Tuy nhiên, không phải trường hợp phơi nhiễm HIV nào cũng dẫn đến nhiễm HIV.

Từ năm 2005-2015, toàn tỉnh Đắk Lắk có 126 trường hợp bị phơi nhiễm với HIV đến điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh nhưng chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV.

Khi bị phơi nhiễm với HIV, cần phải rửa ngay vết thương dưới vòi nước, tuyệt đối không được hoảng loạn bóp, nặn máu ở vết thương, rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất 5 phút. Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, miệng cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút, súc miệng bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% nhiều lần. Sau đó, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn giản, nhanh gọn và không tốn kém nhiều.

Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính, nghĩa là đã nhiễm HIV từ trước thì chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người đã nhiễm HIV khác. Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV âm tính thì sẽ được tiến hành điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo hướng dẫn, với phác đồ điều trị hợp lý. Người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính (thời kỳ cửa sổ). Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. Không được cho máu, phải có quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn và không cho con bú cho đến khi xác định hoặc loại trừ tình trạng nhiễm HIV. Các trường hợp có HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau 1, 3 và 6 tháng.

Văn Phước


Ý kiến bạn đọc


(Video) Hỗ trợ người dân vùng khó tiếp cận bảo hiểm y tế
Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều điểm đổi mới, trong đó có quy định hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đã giúp người dân huyện Krông Bông có thẻ bảo hiểm y tế phòng thân.