Multimedia Đọc Báo in

Ché “yăng mă con”

17:42, 15/03/2013

Cái ghè, cái ché không phải do các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên làm ra; mà là do người Kinh, nhưng khi về với người dân nơi đây nó trở thành “ché túc, ché tang” (Êđê, Gia Rai), “ché rlung” (M’nông) trị giá nhiều trâu, nhiều voi, thậm chí là chỗ cho thần linh trú ngụ với nhiều truyền thuyết huyền bí...

Những chiếc ché quý không những có màu men đẹp, kích thước lớn mà còn tạo hình lạ mắt. Trong đó độc đáo là những chiếc ché với mô típ “mẹ bồng con” (người Êđê gọi là “yăng mă con”). Chiếc ché lớn tượng trưng cho người mẹ, những chiếc ché nhỏ gắn phía trên tượng trưng cho những đứa con. Có ché mang từ 3-4 đứa con, biểu trưng cho người mẹ nhiều con và những đứa trẻ đang nô đùa tíu tít bên mẹ. Có loại ché chỉ gắn một chiếc ché nhỏ giống như người mẹ đang bồng đứa con nhỏ cưng nựng và yêu chiều. Trong các gia đình tù trưởng, nhà giàu ngày xưa đều sở hữu những chiếc ché mẹ bồng con.

Ché mẹ bồng con (3 con). Ảnh: T.V
Ché mẹ bồng con (3 con). Ảnh: T.V
Ché mẹ bồng con (4 con) có hoa văn rồng. Ảnh: Bảo tàng Kon Tum
Ché mẹ bồng con (4 con) có hoa văn rồng. Ảnh: Bảo tàng Kon Tum
Ché mẹ bồng con (1 con) màu đen có hoa văn hình tổ ong.  Ảnh: Bảo tàng Dak Lak
Ché mẹ bồng con (1 con) màu đen có hoa văn hình tổ ong. Ảnh: Bảo tàng Dak Lak

 

Mô típ “mẹ bồng con” gần gũi với môt típ “phồn thực”, thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Nó tượng trưng cho sự no ấm, hạnh phúc, yên lành giống như đức hy sinh của người mẹ, mang đến nguồn sống cho con cháu, cho mọi người. Đây chính là những hiện vật dân tộc học quý giá còn được lưu giữ tại các bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên.

Nguyễn Tấn


Ý kiến bạn đọc