Multimedia Đọc Báo in

Chanh tươi chữa bệnh

13:51, 03/11/2012

Chanh là loại trái cây rất gần gũi với con người, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài chức năng làm thực phẩm, chanh còn nhiều tác dụng khác, trong đó có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp cho con người.

1. Thành phần dưỡng chất chính của chanh

Chanh là nhóm quả chua có chứa nhiều hợp chất hữu ích như vitamin C, axit citric, flavonoid, vitamin B, canxi, đồng, sắt, magiê, phốt pho, kali và chất xơ. Theo Cơ quan nghiên cứu dinh dưỡng thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, 100g chanh tươi có chứa: năng lượng 29kcal (đảm bảo 1,5% nhu cầu trong một ngày cho cơ thể, gọi là chỉ số RDA), carbohydrates 9,32g (RDA 7%), protein 1,10g (RDA 2%), chất béo 0,30 g (RDA 1%), cholesterol 0 mg, chất xơ 2,8g (RDA 7%), folate 11mg (RDA 3%), vitamin C 53mg (88% RDA), vitamin A 22 IU (RDA 1%), natrri 2mg, kali 138mg (RDA 3%), Canxi 26mg (RDA 3%), đồng 37mg (RDA 4%) và zeaxanthin 11mg cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất hữu ích khác.

2. Tác dụng chữa bệnh và làm đẹp của chanh

- Kiềm hóa: Chanh là loại quả có tính kiềm hóa (Alkalizing) rất cao, vì vậy nếu dùng một cốc nước chanh hằng ngày sẽ tốt cho sức khỏe, trung hòa axit cơ thể, cân bằng độ pH,  giảm độc tính  tích tụ gây bệnh cho con người.

- Kháng virút: Tinh dầu chanh có tác dụng kháng virút, làm giảm bệnh cảm cúm. Khi bị bệnh,  chỉ cần thêm 10 giọt tinh dầu chanh vào bồn tắm nước nóng hoặc pha vào 2 cốc nước sau đó phun mù trong phòng là có tác dụng ngừa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng nước chanh nguyên chất có chứa hàm lượng axit rất cao, có hại cho men răng nên cần pha loãng với nước trước khi uống.

- Giàu vitamin C và các chất flavonoid, có tác dụng chống lại các nhiễm trùng như bệnh cúm và cảm lạnh, giúp trung hòa các gốc tự do gây lão hóa cơ thể và sinh bệnh

- Thông máu và có lợi cho bệnh tim mạch: Sử dụng chanh tươi hằng ngày, đặc biệt là trong ăn uống có tác dụng lưu thông khí huyết,  hạn chế bệnh đường hô hấp, bệnh béo phì, bệnh tim và cao huyết áp. Chanh là một chất kích thích tuyệt vời cho gan, hòa tan axit uric và các chất độc khác. Uống đều đặn nước vắt chanh tươi mỗi ngày sẽ có tác dụng khử độc tố cho gan. Ngoài ra, trong chanh còn có chứa vitamin P có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết nội và giảm thiểu bệnh cao huyết áp.

- Chanh có tác dụng làm sạch đường ruột: Chanh có tác dụng làm tăng các hoạt động của hệ thống tiêu hóa, tạo ra các "hành trình" hoạt hóa cho ruột để "tống khứ" độc tố ra khỏi cơ thể. Để làm được điều này, mỗi sáng nên uống cốc nước ấm pha chanh tươi.

- Tác dụng trị bệnh Scurvy (Scorbut), bệnh do thiếu vitamin C của cơ thể, đây là căn bệnh thường gặp ở những người đi biển dài ngày, bằng cách vắt 56ml nước chanh pha loãng với nước, cứ 2-4 giờ lại uống một lần. Vì tác dụng này, trên các tàu bè đi biển người ta phải mang đủ lượng chanh tươi cần dùng cho cả chuyến đi.

-  Vỏ chanh có chứa các chất phytonutrient tangeretin rất tiềm ẩn,  đã được chứng minh là hiệu quả trong việc ngăn ngừa các loại bệnh rối loạn trí não, nhất bệnh Parkinson.

- Trong phương pháp chữa bệnh Ayurveda của người Ấn Độ, chanh được xem là thành phần không thể thiếu. Với thuộc tính chua, chanh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của dạ dày, mắt và được xem là chất làm se hiệu quả. Chưa hết, chanh còn có tác dụng trị giun sán trong đường ruột

- Trong môi trường thiếu dưỡng khí ôxy và khó thở như khi leo núi, nếu ăn chanh sẽ có tác dụng tức thì. Quán quân leo núi Everest, người New Zealand  Edmund Hillary cho biết, thành công của ông một phần nhờ ăn nhiều chanh, nhất là khi gần lên tới  đỉnh.

-  Chanh có đặc tính kháng khuẩn mạnh, bằng thí nghiệm, khoa học  đã phát hiện thấy nước chanh vắt có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh sốt rét, tả, bạch hầu, thương hàn và các loại bệnh nan y  khác.

-  Chanh có chứa 22 hợp chất chống ung thư, bao gồm cả tự nhiên limonene, dầu mà làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u ung thư ở động vật và flavonol glycosides ngừng phân chia trong các tế bào ung thư. Ngoài ra, hợp  chất rutin được tìm thấy trong chanh có tác dụng hạn chế các loại bệnh rối loạn mắt, kể cả bệnh võng mạc do tiểu đường.

- Theo Thuyết Ion hóa sinh học Reams  (RBTI), chanh là thực phẩm duy nhất trên thế giới mang tính anion (electron của nó có một điện tích âm). Trong khi đó toàn bộ các thực phẩm khác lại mang tính cation (electron bên ngoài có điện tích dương). Điều này làm cho nó trở nên món ăn "độc nhất vô nhị" có lợi cho sức khỏe con người vì sự tương tác giữa anion và cation  sẽ cung cấp những năng lượng hữu ích cho tế bào.

- Tác dụng làm đẹp da mặt: Chanh tươi  có chứa hợp chất có tên Alpha Hydroxy Acid có tác dụng làm mới da mặt, khử tế bào già cỗi trên da. Vì vậy, người ta thường dùng nước ép cà rốt pha với nước chanh trong liệu pháp spa hoặc dùng mặt nạ chanh để đắp lên mặt.

- Sử dụng làm kem xịt tóc: Một trong những thành phần không thể thiếu trong các loại  keo xịt tóc hiện nay là các chế phẩm từ chanh, vừa có mùi thơm tự nhiên lại làm tăng khả năng mềm tóc, tốt hơn rất nhiều so với các loại keo xịt có gốc hóa chất. Ngoài ra, chanh tươi còn được vắt vào nước tắm, nước gội đầu hoặc chà vào tóc sẽ mang lại những hiệu quả tốt,  làm sạch gàu và giúp cho tóc óng mượt hơn.

3. Nguyên tắc dùng Vitamin C

Do chanh là loại quả giàu vitamin C nên khi dùng cần lưu ý: Trước tiên, do thiếu hụt vitamin C nên cơ thể gặp một số bệnh như mệt mỏi, chậm lành vết thương, viêm lợi, chảy máu chân răng, xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương... Đối với người trưởng thành, nhu cầu vitamin C vào khoảng 35mg - 60mg/ngày. Nếu làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, nhu cầu có thể tăng lên 150mg-180mg. Riêng nhóm người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hút thuốc lá, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, ung thư, đái tháo đường thì nhu cầu vitamin C cao hơn so với người bình thường.  Nếu chế độ ăn  không đủ có thể bổ sung thêm vitamin C thuốc bổ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng  liều cao, dài kỳ thì nhất thiết phải tư vấn bác sĩ. Nên uống vào buổi sáng sau ăn, không nên uống vào buổi tối vì nó gây mất ngủ.

K.N (Theo RFF - 7/2012)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.