Multimedia Đọc Báo in

Chiếc pa' nanh của người Cơ Tu

15:15, 30/10/2014
Từ ngày xưa, người Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam luôn xem chiếc pa’ nanh (nỏ) là vật dụng không thể thiếu trong hoạt động săn bắt thú rừng đem lại nguồn thực phẩm dồi dào trong bữa ăn hằng ngày và cũng là vũ khí lợi hại của những người đàn ông Cơ Tu sử dụng để bảo vệ làng bản.
Từ xưa, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam đã biết sử dụng chiếc ná để bảo vệ chính mình và bản làng.
Từ xưa, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam đã biết sử dụng chiếc ná để bảo vệ chính mình và bản làng.

Ngày nay, dù cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng chiếc pa’ nanh vẫn là vật dụng gắn liền với đời sống văn hóa của người Cơ Tu. Họ quan niệm: bất kỳ đàn ông nào trong làng không biết sử dụng pa’ nanh thì coi như chưa trưởng thành, những người bắn pa’ nanh giỏi nhất rất được kính trọng. Với người Cơ Tu chiếc pa’ nanh là một vật dụng hết sức thiêng liêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh của người đàn ông Cơ Tu. Chiếc pa’ nanh lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của người Cơ Tu nên được các lão làng vẫn miệt mài chế tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu săn bắn.

Già làng Cơlâu Năm (78 tuổi), dân tộc Cơ Tu hiện sống tại thôn Pơh Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đang truyền dạy cách bắn pa’ nanh cho lớp trẻ trong làng.
Già làng Cơlâu Năm (78 tuổi), dân tộc Cơ Tu hiện sống tại thôn Pơh Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đang truyền dạy cách bắn pa’ nanh cho lớp trẻ trong làng.

Pa’ nanh của người Cơ Tu thường có hai loại, phân biệt dựa theo chiều dài của cánh pa’ nanh, cũng dựa vào đó mà sẽ có mũi tên thích hợp cho từng loại. Thân pa’ nanh được làm bằng gỗ cứng như: rọi, cẩm lai. Cánh pa’ nanh thì sử dụng các loại gỗ có tính đàn hồi như gỗ cau. Ngày xưa, để làm một chiếc pa’ nanh phải mất hàng tháng. Người ta phải vào rừng tìm cây, rồi đánh dấu lại, đến một thời gian nhất định trong tháng mới đến đốn, vì khi đó chất gỗ sẽ săn chắc hơn. Gỗ sau khi đốn được đem về đẵn ra thành từng bộ phận riêng biệt, rồi người chế tác dùng một con dao mác nhỏ bằng ngón tay đẽo kỹ lại, công đoạn này phải mất ít nhất cả tháng.

Hầu hết người dân Cơ Tu đều luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ nét văn hóa truyền thống của cộng đồng; trong đó có chiếc pa’ nanh được truyền lại cho các thế hệ sau để lưu giữ nét xưa. Ngay cả trẻ con được người lớn đưa đi rừng và phụ nữ cũng được làm quen với pa’ nanh. Ngoài ra, hằng năm đồng bào Cơ Tu thường tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới, tổ chức khánh thành gươl mới của làng; qua đó thường lồng các hoạt động như: thi bắn pa’ nanh, thi chế tác pa’ nanh để con cháu về sau hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống của tổ tiên đồng bào Cơ Tu.

Nguyễn Văn Gia Phúc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.