Multimedia Đọc Báo in

Mạch sống nơi Gành Đá Dĩa

16:12, 18/03/2013
Gành Đá Dĩa ở thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An là danh thắng nổi tiếng của tỉnh Phú Yên, nơi được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp kỳ vĩ làm say lòng bao du khách. Ở đây, đá là người bạn gắn bó với cuộc sống người dân miền biển bao nhiêu năm nay.
 
Danh thắng Gành Đá Dĩa
Danh thắng Gành Đá Dĩa
 
Truyền thuyết về sự hình thành Gành Đá Dĩa kể rẳng: từ hàng ngàn năm trước, nơi đây núi lửa hoạt động mạnh, nham thạch phun trào, gặp nước biển lạnh, xảy ra phản ứng hóa học làm rạn nứt toàn bộ khối nham thạch khổng lồ tạo thành lớp lớp cột đá chen chúc, chồng lên nhau.
 
Tằng cột đá được thiên nhiên sắp đặt xếp chồng lên nhau
Từng cột đá được thiên nhiên sắp đặt xếp chồng lên nhau

Ấn tượng lớn nhất khi đặt chân đến đây là vẻ đẹp hài hòa của khối đá được thiên nhiên ban tặng. Đá lì lợm, sắc nhọn, đá thách thức thiên nhiên, đá tình tự với biển. Nhìn từ xa, những khối đá khổng lồ cấu tạo bởi nhiều tảng đá lớn dựng đứng xếp đều đặn giống như tổ ong. Bề mặt của những khối đá như muôn ngàn chiếc dĩa xếp chồng lên nhau nên người ta gọi là Đá Dĩa.

Nhìn từ xa, Gành Đá Dĩa giống như tổ ông
Nhìn từ xa, Gành Đá Dĩa giống như tổ ong khổng lồ

Từ Đá Dĩa, băng qua ghềnh nhỏ là đến ngọn núi nhỏ được những phiến đá xinh xắn hình đa giác tạo thành. Một bên núi là vực sâu, sóng va vào đá ràn rạt, tung bọt trắng xóa. Từ trên cao, nhìn ra phía xa  thấp thoáng những con thuyền đánh cá, những ngư dân đang buông lưới. Thiên nhiên và con người ở đây tạo nên bức tranh hai hòa, vừa quyễn rũ, vừa đầy sức sống. Với vẻ đẹp riêng của mình, ngày 23-1-1997, gành Đá Dĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích thắng cảnh cấp quốc gia. 

Từng đợt sóng vỗ vào những phiến đá tung bọt trắng xóa làm tăng thêm vẻ đẹp của Đá Dĩa
Từng đợt sóng vỗ vào những phiến đá tung bọt trắng xóa làm tăng thêm vẻ đẹp của Đá Dĩa
Gành Đá Dĩa không chỉ tạo nên một danh thắng kỳ vĩ đẹp giữa thiên nhiên mà còn tạo nên sức sống cho vùng đất này. Bao đời nay, con người nơi đây sinh ra trên đá, gắn bó cả cuộc đời với đá, lấy đá làm nhà và yên nghỉ dưới đá. Ở đây, đá che chở cho con người, chứng kiến bao niềm vui, biến cố của đời người. Dạo một vòng quanh thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An sẽ thấy được dấu ấn đậm nét của đá trong đời sống người dân nơi đây.
 
Danh thắng này làm say lòng bao du khách mỗi lần đến đây
Danh thắng này làm say lòng bao du khách mỗi lần đến đây

Từ đồng ruộng đến mỗi ngôi nhà, đâu cũng thấy đá. Đá kè bờ ruộng giữ nước để con người trồng lúa, đá dựng nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, làm tường rào và làm nhà mồ che chở cho những người đã khuất… Cụ Trần Văn Lơi, người đã sống gần hết cuộc đời nơi vùng đất này tâm sự: “Đá to đá nhỏ vùng này nhiều vô kể, người dân cứ thế khuân về làm nhà, loại nhà này vững chãi, mùa hè mát, mùa đông ấm”.

Tường rào, chuồng gia súc ở đây được dựng bằng đá
Tường rào, chuồng gia súc ở đây được dựng bằng đá

Bây giờ, cơ sở hạ tầng ở đây được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống của người dân cũng khá lên nhiều. Hầu như gia đình nào cũng có điều kiện làm nhà kiểu mới, nhưng ở nhiều gia đình thì chuồng gia súc, bờ rào vẫn dựng bằng đá.

 

Người dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch nhờ danh thắng Gành Đá Dĩa
Người dân địa phương được hưởng lợi từ du lịch nhờ danh thắng Gành Đá Dĩa

Một anh đồng nghiệp công tác ở Báo Phú Yên, cùng đoàn tham quan Gành Đá Dĩa chia sẻ: “Trên Đá Dĩa chỉ có loại cây xương rồng có thể sống và đơm hoa, giống như người dân nơi đây luôn rắn rỏi, vững vàng trong sóng gió cuộc đời. Đó chính là mạch sống Gành Đá Dĩa.

Minh Chi
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.