Multimedia Đọc Báo in

Xã Ea M’nang (Cư M’gar): Cầu thành điểm vứt rác thải sinh hoạt

21:26, 10/03/2013
Cầu ông Cung nằm trên tuyến đường liên xã Ea M’nang đi Quảng Hiệp (Cư M’gar), từ nhiều năm nay hai bên đầu cầu hình thành những bãi rác thải sinh hoạt lớn gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan thôn xóm.
Đầu cầu ngập rác, tràn ra cả lòng đường
Đầu cầu ngập rác, tràn ra cả l đường
 
Theo  người dân ở đây cho biết: do đặc điểm cầu ông Cung nằm tại điểm vắng, thưa dân cư, nhiều người dân trong xã và các xã lân cận khi đi làm nương rẫy qua đây thường mang theo rác thải sinh hoạt vứt xuống hai đầu cầu, lâu dần hình thành  thói quen, nơi đây mặc nhiên được xem  như một bãi rác công cộng. Rác thải ngày một nhiều, bốc mùi hôi thối khiến ai đi qua cầu cũng phải bịt mũi; điều tai hại là rác hai bên đầu cầu bắt đầu tràn xuống suối Ea Tul  đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Địa phương cũng đã nhiều lần huy động lực lượng tiến hành thu gom, dọn dẹp, đốt rác; nhiều lần họp dân tuyên truyền không vứt rác bừa bãi, cho cắm biển “cấm đổ rác”, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, thậm chí còn nhổ cả biển báo. 
L.V
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.