Multimedia Đọc Báo in

Công an huyện Ea H’leo: Triệt phá một băng nhóm chuyên trộm cắp tài sản

04:25, 28/11/2011

Từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10-2011, nhiều cơ quan, trường học và nhà dân trên địa bàn thị trấn Ea Đrăng (Ea H’leo) và các xã lân cận đã bị kẻ gian cạy cửa, cắt khóa đột nhập vào trộm cắp tài sản, gây thiệt hại không nhỏ. Cán bộ và nhân dân ở địa phương rất lo lắng vì bọn trộm cắp lộng hành, táo tợn ra tay “khoắng” tài sản của dân cả vào ban ngày.

Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo đã thành lập chuyên án mang bí số T111 do đại tá Trần Hữu Cử, Trưởng Công an huyện trực tiếp chỉ đạo, đã huy động mọi lực lượng, phương tiện  theo dõi, quyết tâm bắt gọn băng chuyên trộm cắp tài sản ở địa phương. Vào lúc 12 giờ  ngày 10-11, tại địa bàn buôn Lê B, thị trấn Ea Đrăng, lực lượng cảnh sát điều tra Công an huyện Ea H’leo đã quả tang đối tượng Vũ Văn Thống (SN 1984) thường trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Ea Đrăng đang cất giấu tài sản vừa trộm cắp tại rẫy cà phê. Vật chứng thu được gồm: 1máy bơm thuốc trừ sâu cao áp hiệu Mitsumi, 5 bộ khung cửa gỗ có kích thước 2,2m x 0,8m. Điều tra, khai thác nhanh tên Thống, lực lượng công an tiếp tục bắt các đối tượng: Nguyễn Xuân Quảng (SN 1987), Trần Phi Hùng (SN 1990), Hà Văn Tâm (SN 1985). Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận: Ban ngày bọn chúng dùng xe máy đi đến các khu dân cư theo dõi những cơ quan, hộ gia đình có tài sản nhưng chưa chú trọng các biện pháp bảo vệ. Sau đó, vào khoảng 1 – 2 giờ đêm, Thống cùng đồng bọn dùng kềm cộng lực cắt khóa rồi đột nhập vào trong trộm cắp tài sản mang về bán, lấy tiền chia nhau tiêu xài. Với thủ đoạn trên, từ tháng 9 đến ngày 10-11-2011, Vũ  Văn Thống cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 16 vụ trộm cắp tài sản của nhiều cơ quan, trường học, nhà dân ở địa bàn thị trấn và các xã lân cận. Công an huyện Ea H’leo đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý  băng nhóm trộm cắp này theo quy định của pháp luật.

Ngọc Tài

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.