Multimedia Đọc Báo in

Trộm máy phát điện, 5 bị cáo lãnh 66 tháng tù

17:43, 07/09/2012

Ngày 7-9-2012, tại TP. Buôn Ma Thuột, Tòa án Quân sự khu vực 2 (Quân khu 5) đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 5 bị cáo trộm cắp máy phát điện tại trạm phát sóng của Chi nhánh Viettel Dak Lak.

Các bị cáo gồm: Trương Văn Bình (SN 1988), Huỳnh Thanh Công (SN 1992), Võ Văn Hạnh (SN 1988, cùng trú tại thôn Tân Thắng, xã Ea Na), Vũ Hồng Đức (SN 1990), Nguyễn Văn Hoàng (SN 1980, cùng trú tại thôn Ea Tung, xã Ea Na) đã cùng trộm cắp máy phát điện trong trạm phát sóng của Chi nhánh Viettel Dak Lak vào đêm 11-5-2011. Trạm phát sóng này đặt trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Vinh (thôn Tân Thắng, xã Ea Na).
Sau khi lấy trộm, chúng mang máy phát điện về cất giấu tại nhà của Nguyễn Văn Hoàng. Khoảng 1 tháng sau, Hoàng thuê xe tải chở máy phát điện trộm được vào TP. Hồ Chí Minh nhờ một người em họ đang sinh sống tại đây bán giúp. Do không có người mua, Hoàng gửi máy lại và mượn của người em họ 10 triệu đồng về đưa cho Công 6,4 triệu đồng và nói là tiền bán máy. Công đã dùng số tiền này chia cho Đức, Bình, Hạnh và Công, mỗi người 1,6 triệu đồng. Sau khi sự việc xảy ra, trong quá trình cơ quan Công an huyện Krông Ana đang điều tra thì ngày 8-3-2012 Hoàng ra đầu thú. Sau đó vài ngày, Công, Bình và Hạnh cũng đến Công an huyện Krông Ana đầu thú. Riêng Đức bị bắt và tạm giam ngày 26-5-2012. Theo kết luận định giá tài sản của cơ quan chức năng, máy phát điện bị lấy trộm nêu trên có giá trị sử dụng còn lại là 47,7 triệu đồng.  
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Bình 12 tháng tù, Công (14 tháng tù), Hạnh (16 tháng tù), Đức (10 tháng tù) và Hoàng (14 tháng tù) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.