Multimedia Đọc Báo in

Kiểm điểm các đối tượng vượt biên trái phép

10:40, 24/12/2014

Vừa qua, đơn vị chức năng Công an tỉnh phối hợp với chính quyền hai xã Vụ Bổn (Krông Pak) và Krông Á (M’Drak) đã đưa các đối tượng người Mông vượt biên trái phép ra kiểm điểm trước nhân dân các thôn, buôn.

Vào tháng 4-2014, đối tượng Cư Thị Mỹ (SN 1980, ở thôn 12, xã Vụ Bổn) đã lôi kéo 13 người dân ở cùng xã vượt biên sang Trung Quốc. Thế nhưng, sau khi sang Trung Quốc, không có được cuộc sống sung sướng như lời dụ dỗ của kẻ xấu đã hứa, không tìm được việc làm và phải sống chui lủi, lén lút nên tháng 10-2014, Mỹ cùng với 7 người khác đã quay về Việt Nam; những người còn lại chưa biết số phận ra sao.

Còn tại thôn 7, xã Krông Á, đầu năm 2012, Vàng A Páo (SN 1960) và vợ là Ma Thị Tường (SN 1967) đã cùng cả gia đình nghe lời kẻ xấu tìm đường vượt biên trái phép sang nước Lào. Lang thang, vất vưởng tha phương cầu thực nơi đất khách quê người suốt gần 2 năm trời, đến tháng 11-2013, cả nhà Páo bị chính quyền Lào bắt, giam giữ 1 năm. Vừa qua chính quyền Lào đã trao trả gia đình Vàng A Páo cho Công an Dak Lak. Vậy nhưng, gia đình Páo vẫn phải trả một số khoản chi phí cho chính quyền Lào là 37 triệu đồng. Những bài học kinh nghiệm đắt giá do chính các đối tượng đã từng vượt biên kể lại cùng những lời cam kết sẽ không tái phạm tại các buổi kiểm điểm đã giúp người dân hiểu rõ hơn âm mưu xúi giục của kẻ xấu.

Cũng tại các buổi kiểm điểm, cán bộ các cấp đã nói chuyện, phân tích, giải thích về những việc làm sai trái của Cư Thị Mỹ và gia đình Vàng A Páo, đồng thời vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại cuộc sống yên bình của bà con, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự địa phương.

T.T


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.