Multimedia Đọc Báo in

Cần sớm làm rãnh thoát nước cho khu dân cư khối 7, xã Hòa Phú

16:18, 18/10/2011

Kể từ khi đoạn đường QL 14 đoạn qua khối 7, xã Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột) hoàn thành, cứ mỗi lúc mưa xuống là hơn 20 hộ dân ven đường đã phải sống chung với tình trạng ngập nước.

Theo người dân ở đây cho biết, trước khi QL 14 chưa được nâng cấp, do nền đường thấp cùng với hệ thống thoát nước lộ thiên có sẵn nên mỗi khi mưa xuống, nước dễ dàng thoát được. Tuy nhiên, khi QL 14 hoàn thành phần nền đường cùng với việc cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng An Khang nâng nền nhà mà không làm hệ thống thoát nước tương ứng, chỉ cần một trận mưa nhỏ là có thể gây ngập trên diện rộng. Nước mưa kéo theo nước thải không chỉ tràn vào nhà ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn gây thiệt hại về kinh tế khi các vườn cây trồng bị ngập úng; các chuồng trại chăn nuôi phải kê cao và không thể chăn thả thông thường.

Mỗi khi mưa xuống, nước tràn vào nhà gây khó khăn cho đời sống người dân.
Mỗi khi mưa xuống, nước tràn vào nhà gây khó khăn cho đời sống người dân.
Trong số hơn 20 hộ dân bị ngập thì gia đình ông Nguyễn Quang Châu bị ngập nặng nhất. Ông Châu bức xúc, cứ mưa xuống là tình trạng trên diễn ra. Mặc dù gia đình ông đã chủ động khơi thông dòng chảy, cùng với việc đắp các đoạn kè nhưng cũng không thể ngăn được dòng nước tràn vào nhà! Không chỉ gây ảnh hưởng đến các hộ dân, nước cũng ứ đọng, tràn ra gần nửa mặt đường QL14, gây rất nhiều khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Điều đáng nói là, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, những hộ dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị chính quyền xã Hòa Phú, đơn vị thi công kết hợp cùng người dân khắc phục tình trạng trên nhưng đến nay vẫn chưa có “động tĩnh” gì. Theo một số người dân hiến kế, chỉ cần tạo một đường mương lộ thiên dài khoảng 300m dọc đoạn đường là đã khắc phục được tình trạng ngập úng như hiện nay.

P.V

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.