Multimedia Đọc Báo in

Cần thận trọng khi thuê nhân công thu hoạch cà phê

14:06, 20/11/2011

Những năm gần đây, thiếu nhân công hái cà phê luôn là một trong những vấn đề khiến các chủ vườn, trang trại cà phê “đau đầu” mỗi khi vào vụ thu hoạch. Số lượng lao động ít trong khi vụ mùa bắt đầu rộ, nếu không hái kịp thì cà phê sẽ rụng nên các chủ vườn cần người thường phải thuê nhân công với giá cao (100.000 - 120.000 đồng/ngày/người) và phải nhờ cả đội ngũ xe thồ tìm giúp lao động.

Chính vì cần nhân công để thu hoạch cà phê nên nhiều chủ vườn chỉ cần có người làm là được, không cần biết gốc gác của người lao động, không cần hỏi giấy tờ tùy thân và tất nhiên cũng không đăng ký tạm trú, tạm vắng với chính quyền địa phương.  Đây cũng chính là kẽ hở để nhiều kẻ xấu lợi dụng, giả danh lao động cần việc để chờ cơ hội là “khoắng” đồ của gia chủ. Những loại tài sản mà chúng chú ý hiện nay là các loại tượng gỗ, đồ mỹ nghệ, điện thoại di động...  Mới đây, anh P. ở xã Tân Lập (huyện Krông Buk) thuê một thanh niên làm công theo tháng (mỗi tháng được trả công 2,5 triệu đồng cơm nuôi). Buổi trưa, khi anh P ra thăm vườn và xem mọi người hái cà phê thì đối tượng đó mượn điện thoại của anh và nói là gọi thêm người vào làm. Tin tưởng người thanh niên và đang cần người làm nên anh P đưa điện thoại cho gọi, tên này cầm điện thoại giả bộ đi tới đi lui nói chuyện, khi thấy anh P ra sau vườn, y đã bỏ đi luôn. Khi anh P vào không thấy y, gọi cũng không thấy trả lời, gọi vào điện thoại di động thì không liên lạc được, anh và một số người chia nhau đi tìm cũng không gặp được kẻ trộm, đành chịu chiếc điện thoại di động cảm ứng trị giá gần 10 triệu đồng.  Mất của nhưng anh P không thể báo công an vì khi nhận đối tượng đó vào làm, anh đã không thông báo hoặc đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương.

Tỉnh ta đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Vì thế, các chủ vườn cần thận trọng, cảnh giác trong việc thuê nhân công hái cà phê. Chính quyền các địa phương cũng cần tăng cường rà soát các hộ gia đình đang thuê người làm để quản lý chặt nhằm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Minh Thủy

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.