Multimedia Đọc Báo in

Những miệng cống “tử thần”

10:27, 11/05/2012

Đường Phạm Hùng có chiều dài khoảng 700 mét là con đường ngang nối Quốc lộ 14 và đường Phan Chu Trinh nối dài (thuộc Tỉnh lộ 1) nay được đặt tên mới là đường Hà Huy Tập thuộc phường Tân An (TP. Buôn Ma Thuột).

Đường mới được thảm bê tông nhựa, thông thoáng, đẹp mắt, hệ thống thoát nước hiện đại, với loại bi cống lớn có đường kính trên dưới 2 mét được đặt ngầm giữa lòng đường. Cứ khoảng 100 mét lại có một nắp cống nổi giữa đường, tương ứng 2 bên đường là hai hố ga hình chữ nhật, chiều dài khoảng 1,5 m; chiều rộng khoảng 1 mét, rất sâu. Tuy nhiên, tất cả các hố ga hai bên đường đều chưa có nắp đậy, lâu ngày cỏ dại mọc um tùm, che lấp tạo ra những cái “bẫy” nguy hiểm với người đi đường. Đặc biệt, đã có 6 nắp cống giữa đường không cánh mà bay, để lại hiện trường là 6 miệng hố đen ngòm với đường kính gần 1mét, sâu hơn 2 mét, sẵn sàng lấy đi mạng sống của những người tham gia giao thông.

Sự việc này đã kéo dài mấy tháng nay song vẫn không thấy cơ quan chức năng nào xử lý. Đã có 2 bát nhang để bên miệng một cái hố mất nắp đó, chứng tỏ đã có người xấu số ra đi… Để phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, người đi đường đã chủ động bẻ cành cây cắm vào làm tín hiệu thông báo. Một điều đáng nói nữa là, tại điểm giao cắt giữa con đường này và Quốc lộ 14, còn một đoạn khoảng gần 20 mét chưa thi công xong. Đoạn đấu nối cống còn bỏ dở, một phần bị đất đá chôn vùi, phần “há mồm” như đường vào địa đạo, khá nhếch nhác và phản cảm. Đề nghị đơn vị thi công, và các cơ quan chức năng nhanh chóng khắc phục, hoặc nếu vì lý do nào đó chưa làm được thì cần phải rào chắn và có biển báo hiệu nguy hiểm để hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Trương Nhất Vương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.