Multimedia Đọc Báo in

Nguy cơ từ những chuyến đò kéo tay mất an toàn

09:50, 01/04/2014
Hàng chục năm nay, người dân ở thôn 5, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) và thôn 6, xã Vụ Bổn (huyện Krông Pak) vẫn phải qua lại giữa đôi bờ sông Krông Pak – Krông Bông bằng đò kéo tay.
 
Không có cầu, buộc lòng người dân phải mạo hiểm tính mạng tài sản của mình qua sông bằng đò kéo.
Không có cầu, buộc lòng người dân phải mạo hiểm tính mạng tài sản của mình qua sông bằng đò kéo.

Đây là bến đò tự phát do một hộ dân ở thôn 5, xã Hòa Phong lập ra, hằng ngày chở khách và hàng hóa qua sông để thu tiền. Vào những ngày nắng ráo, chủ đò thu 5.000 đồng/lượt người và 5.000 đồng/lượt xe máy; những ngày lễ tết hoặc vào mùa mưa, giá sẽ tăng gấp đôi, gấp ba.  Điều đáng nói là những chuyến đò này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất lớn, khách đi đò không hề được trang bị áo phao, trên đò cũng không có dụng cụ cấp cứu phòng khi có sự cố xảy ra. Những con đò bằng gỗ cũ kỹ, sức chứa nhỏ, mặt sàn chỉ được lát ván sơ sài, xung quanh không có lan can bảo vệ.  Để chống lại sức đẩy của nước, chủ đò chăng dây thừng ngang sông, đầu dây buộc vào các cọc hoặc cây hai bên bờ, mỗi khi đưa khách qua sông thì chủ đò dùng tay kéo dây để đẩy đò đi.

Biết là bất tiện và nguy hiểm nhưng người dân hai thôn cũng phải chấp nhận cách qua sông bằng đò kéo tay vì không còn cách nào khác.  Ông Lê Tiến Hùng, Phó Ban Tự quản thôn 6, xã Vụ Bổn (huyện Krông Pak), cho biết: “Người dân  địa phương rất mong mỏi có được một chiếc cầu để đi lại, vận chuyển nông sản giữa hai bờ sông thuận tiện, an toàn hơn. Nhưng điều đó cũng vẫn chỉ là ước muốn suốt hàng chục năm qua”.

Chưa biết đến bao giờ người dân đôi bờ sông này mới có cầu để đi lại. Và trong thời gian chờ đợi, họ vẫn phải “đánh đu” tính mạng mình trên sông theo những sợi dây thừng và đôi tay người kéo đò.

Trọng Tính


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.