Multimedia Đọc Báo in

Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng

18:46, 25/10/2021

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU, ngày 25-10-2021 về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

Theo đó, trong đợt dịch thứ 4 đến ngày 24-10, toàn tỉnh đã ghi nhận 3.238 trường hợp mắc COVID-19; trong đó, có 1.949 trường hợp xuất viện, 22 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, từ ngày 2-10 đến 24-10 tỉnh đã tiếp nhận hơn 31.000 công dân trở về từ vùng dịch; đồng thời, cũng xuất hiện liên tiếp những chùm ca bệnh không rõ nguồn lây trong cộng đồng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố…

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, quân và dân các dân tộc tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm:

Tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết; xác định rõ công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng…

a
Lực lượng chức năng xét nghiệm COVID-19 diện rộng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý địa bàn, quản lý cư trú; kiểm soát, giám sát người dân trở về từ vùng dịch; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cách ly tập trung theo đúng quy định. Chú trọng công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về lợi ích của việc tiêm phòng vắc-xin, không phân biệt chủng loại; vận động nhân dân và doanh nghiệp đồng hành với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch theo tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch”. 

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11-10-2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với tinh thần dứt khoát, kịp thời, quyết liệt, theo lộ trình từng bước, chặt chẽ, phù hợp, khả thi; đảm bảo hài hòa các giải pháp y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc-xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”…

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai các nhiệm vụ: thực hiện có hiệu quả các phương án phòng, chống dịch và xử lý khi dịch bùng phát; sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 2; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin, ưu tiên tiêm trả mũi 2 cho đối tượng ưu tiên, đối tượng từ vùng dịch trở về địa phương, người dân của tỉnh đang sống trong vùng có dịch và các nhóm đối tượng theo Kế hoạch số 8054/KH UBND, ngày 24-8-2021 của UBND tỉnh. 

Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”. Chỉ đạo các ngành, các địa phương quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 để hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đúng quy định...

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022 một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến dịch COVID-19, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Rà soát các quy định bảo đảm an toàn trường học, lập danh sách đăng ký tiêm vắc-xin cho học sinh từ độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để sẵn sàng tổ chức tiêm khi có vắc-xin...

Thúy Hồng 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.