Multimedia Đọc Báo in

Năm 2022, Mặt trận tỉnh tổ chức 9 cuộc giám sát, phản biện xã hội

10:54, 22/04/2022

Theo kế hoạch giám sát và phản biện xã hội, trong năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổ chức 3 cuộc giám sát quan trọng.

Cụ thể, Mặt trận tỉnh phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh giám sát việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; phối hợp cùng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện đối thoại định kỳ với nhân dân của chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, giám sát cán bộ, đảng viên theo Thông tri số 10/TT-MTTW-BTT ngày 22-9-2020 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy  Phạm Minh Tấn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp tại huyện Ea Súp.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp tại huyện Ea Súp.

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng tổ chức 5 cuộc phản biện xã hội, liên quan đến các nội dung: Dự thảo Đề án phát triển bền vững ngành hàng cây ăn quả đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Dự thảo Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; Dự thảo Đề án phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk; Dự thảo Quyết định quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và "Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050".

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.