Multimedia Đọc Báo in

Quy hoạch đô thị đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

16:03, 18/05/2022

Sáng 18/5, Thường trực Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Tham dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk có các đồng chí: Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; các Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, cơ quan, đơn vị của tỉnh.

gdfgf
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí chủ trì hội nghị. Ảnh: TTXVN

Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 06. Theo đó, Nghị quyết đã đánh giá tình hình, nguyên nhân quá trình thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta thời gian qua; nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, tầm nhìn về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, tập trung vào một số chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiếu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%; số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 – 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 – 2.000 đô thị; tỷ lệ đất giao thông trên đất đô thị đạt khoảng 11 – 16% vào năm 2025, 16 – 26%  vào năm 2030; đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030; đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á…

Nghị quyết cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung vào các nội dung: hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ và địa phương đã phát biểu tham luận tập trung vào các vấn đề: chỉ tiêu đô thị hóa của các địa phương, vùng; quy hoạch đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị; phát triển kinh tế đô thị; xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, đô thị thông minh; nguồn lực thực hiện phát triển đô thị; phát triển giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển đô thị bền vững dựa trên nền tảng số; các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị phát triển đô thị ở các tỉnh, thành phố; kết hợp hài hòa giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa…

gdfgdfg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Đô thị hóa là tất yếu khách quan, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu, quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung Nghị quyết; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển.

Bên cạnh đó, cần đổi mới tư duy, lý luận, phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển. Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương; phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương sớm xây dựng lộ trình, phân công cụ thể, bổ sung, cụ thể hóa các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch về phát triển đô thị quốc gia, Chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị và phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt các quy hoạch phù hợp với tinh thần Nghị quyết; ưu tiên bố trí đủ các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết...

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(Video) Mùa tiêu “ngọt”
Vụ hồ tiêu năm 2024, năng suất ổn định, giá cả lại tăng cao với mức trên 90 ngàn đồng/kg khiến người nông dân trồng loại cây này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi vui mừng.